Đổi đời nhờ nuôi cá bóp

Mô hình hiệu quả
Sau hơn 3 giờ lênh đênh trên biển, tàu đến được Hòn Chuối. Ra đảo lần này, chúng tôi thấy đời sống của người dân nơi đây có nhiều khác xưa.
Nguyên nhân nhờ những năm gần đây, nghề nuôi cá bóp lồng bè mang lại hiệu quả, vì thế cuộc sống của dân trên đảo khá lên.
Ông Kim Ngọc Tính, một trong những người nuôi cá bóp đầu tiên trên đảo, chia sẻ: “Trước đây, tôi làm nghề thu mua cá ở đảo, sau đó chở vào đất liền bán lại cho các chợ.
Trong những lần đi như thế, tôi quan sát thấy ở các đảo trong tỉnh Kiên Giang có nhiều người nuôi cá bóp và dễ tiêu thụ sản phẩm nên tôi mạnh dạn “đổi nghề” bằng việc chọn đảo Hòn Chuối để nuôi cá bóp.
Ban đầu nuôi thử nghiệm một bè nhỏ với 250 con. Vụ đầu đã có lời nên tôi mở rộng quy mô và vừa rồi thu lợi được gần 1 tỷ đồng”.
Nuôi cá bóp trên đảo Hòn Chuối
Mô hình nuôi cá bóp lồng bè trên đảo Hòn Chuối phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và mang lại hiệu quả cao.
Vì thế, nhiều ngư dân trên đảo từ giã nghề đi câu, chài lưới để chuyển sang nuôi cá bóp. Ông Lê Văn Út, ở Hòn Chuối, cho biết:
“Tôi theo tàu đánh cá khơi xa từ năm 15 tuổi nên vùng biển Tây hầu như chỗ nào cũng biết.
Tuy nhiên, nghề đi biển thu nhập thất thường nên tôi chuyển sang nuôi cá bóp”. Theo ông Út, cá bóp rất “háu” ăn; mỗi ngày cá ăn 2 buổi và nếu nuôi chừng 2.500 con phải cho xuống lồng cả tấn thức ăn nên rất cực. Hàng năm còn phải di dời bè cá đến 3 lần (quanh đảo) để tránh sóng gió…
Cần vốn đầu tư
Theo tính toán của những cư dân trên đảo, chi phí đóng một bè để nuôi khoảng 250 con cá bóp tốn khoảng 180 triệu đồng, cộng thêm chi phí nuôi chừng 170 triệu đồng nữa nên ai có vốn nhiều mới nuôi được.
Cá bóp giống được mua từ các ghe cào khơi xa với trọng lượng mỗi con khoảng 1kg và nuôi 9 tháng, khi cá đạt từ 8 - 9kg/con mới xuất bán, hiện cá bóp có giá khoảng 150.000 đồng/kg, cao hơn năm trước nên nhiều người phấn khởi.
Nói về tiềm năng, ông Lê Hoàng Phương, Chủ nhiệm HTX nuôi cá bóp Hòn Chuối, nhận định:
“Trên đảo rất thuận lợi cho việc nuôi cá bóp lồng bè vì ít dân, không có đơn vị sản xuất nên nguồn nước không bị ô nhiễm, ít xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, từ vài hộ nuôi thử nghiệm hồi năm 2010, đến nay đã có 30 hộ nuôi cá với 113 bè. Năm 2014, doanh thu các chủ bè đạt 17 tỷ đồng, dự kiến năm nay lên đến 20 tỷ đồng”.
Theo ông Phương, cái khó hiện nay là dân trên đảo Hòn Chuối nhà đất không có giấy chủ quyền, không có tài sản cố định… nên rất khó vay vốn.
Trong khi HTX đứng ra vay giúp, nhiều lắm cũng chỉ được 200 triệu đồng nên không thấm vào đâu so với nhu cầu vốn nuôi khá lớn. Vì vậy, nhiều hộ dân rất mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn đặc thù để phát triển mạnh việc nuôi cá bóp.
Đảo Hòn Chuối nằm ở vùng biển Tây Nam, cách cửa biển Sông Đốc, (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) 17 hải lý, đảo có diện tích khoảng 7km², hiện có 50 hộ với 162 khẩu sinh sống và Hòn Chuối là một trong 5 đảo được Chính phủ chọn để xây dựng đảo Thanh niên trên toàn quốc, giai đoạn 2013 - 2020.
Hiện tỉnh Cà Mau đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa thêm dân ra đảo sinh sống.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Các chủ tàu cá khai thác hải sản đạt hiệu quả thấp trên địa bàn tỉnh đang được tiếp sức từ chính sách hỗ trợ cải hoán, nâng cấp tàu cá để tăng năng lực sản xuất.

Đến nay, thị xã Ngã Bảy vinh dự là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) khi có 3/3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về quá trình thực hiện và những thành tựu nổi bật trong xây dựng NTM thời gian qua của địa phương, ông Nguyễn Đăng Hải (ảnh), Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM thị xã Ngã Bảy, cho biết:

Sự việc đùi gà Mỹ khi về Việt Nam vừa qua chỉ có giá 20.000 đồng/kg đã khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về nguồn gốc, sự minh bạch cũng như mức đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm.

Với bản tính cần cù, chịu khó, nhiều phụ nữ ở miền đất quế Trà Bồng phát triển chăn nuôi và trồng rừng, trở thành những tấm gương phụ nữ tiêu biểu, điển hình trong xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.