Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc Quyền Xuất Khẩu Gạo?

Độc Quyền Xuất Khẩu Gạo?
Ngày đăng: 19/09/2014

Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu gạo, khó tránh được tình trạng độc quyền xuất khẩu, ảnh hưởng tới quyền lợi các doanh nghiệp cùng ngành và người trồng lúa.

Bộ Công Thương vừa đề xuất xem xét, bổ sung Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) để cùng Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia, Malaysia. Việc có thêm một “ông lớn” như Vinafood 1 tham gia giao dịch các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung khiến nhiều người băn khoăn.

Chẳng có ích cho người trồng lúa

Theo Bộ Công Thương, do hiện chỉ có Vinafood 2 làm đầu mối tại các thị trường tập trung trọng điểm truyền thống nên cần có thêm Vinafood 1 để chia sẻ khó khăn, tránh ảnh hưởng tới vai trò đầu mối cung cấp gạo theo hợp đồng cấp chính phủ tại các thị trường nói trên.

Ngày 18/9, chúng tôi liên hệ lãnh đạo Vinafood 1 đề nghị phỏng vấn song lãnh đạo Vinafood 1 yêu cầu gửi câu hỏi để xin ý kiến cấp trên và trả lời sau. Trong khi đó, ông Trần Bá Hoàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 1, cho rằng việc bổ sung Vinafood 1 là khách quan. “Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 tổng công ty lớn của nhà nước, được giao thị trường lớn là có cơ sở. Việc bổ sung Vinafood 1 nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN) trong nước với DN nước ngoài” - ông Hoàn đánh giá.

Bình luận về điều trên, PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng Khoa Phát triển Nông thôn - Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng sự bổ sung Vinafood 1 với lý lẽ đa dạng hóa thành phần đi đàm phán đấu thầu gạo để tăng sức cạnh tranh cho DN sẽ không cải thiện được gì cho người trồng lúa. Nhưng khi  đàm phán thắng thầu thì hạn ngạch (quota) phân bổ cho các công ty thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gây nên sự thiếu công bằng cho các DN khác.

“Vinafood 1 và Vinafood 2 đều là công ty nhà nước, chỉ khi nào có DN khác nhảy vào tham gia thì mới cải thiện được việc đấu thầu. Thời gian qua, Vinafood 2 đi đàm phán đấu thầu đều bỏ giá thấp, rồi thu mua giá lúa thấp, gây bất lợi cho nông dân” - ông Đệ nói. Đồng quan điểm, GS-TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định: Khi Vinafood 1 tham gia đấu thầu thì chỉ có thêm lợi ích cho tổng công ty này, chẳng lợi gì cho nông dân.

Hôm 27-8, trong đợt đấu thầu bán 500.000 tấn gạo cho Philippines, Việt Nam “vượt mặt” các đối thủ, bỏ thầu với giá 460 USD/tấn - mức bỏ thầu thấp nhất - nhưng vẫn không trúng thầu do mức giá trần mà Chính phủ Philippines đưa ra chỉ có 456,6 USD/tấn. Trong vụ bán 800.000 tấn gạo trước đó cho Philippines, Việt Nam đã trúng thầu với giá thấp hơn các đối thủ từ 28-30 USD/tấn.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ nhận xét: “Vinafood 2 phải rút kinh nghiệm trong việc đi đàm phán bán gạo. Phải giữ uy tín cho hạt gạo Việt Nam. Hai đợt đấu thầu vừa qua đã tạo tiền đề cho Philippines ép giá và cho rằng gạo Việt Nam là gạo dỏm nên mới bán giá thấp. Vì vậy, việc đưa thêm DN vào đoàn đàm phán là hướng đúng nhưng phải cho DN bên ngoài VFA tham gia chứ không phải là Vinafood 1”.

Khó có chuyển biến tốt

Có thêm Vinafood 1 tham gia đàm phán bán gạo thì lợi nhuận của nông dân có tăng lên? Câu trả lời chắc chắn là không vì với cách điều hành thiếu hiệu quả của VFA trong thời gian qua thì dù có thêm đầu mối xuất khẩu cũng chẳng giải quyết được gì.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ, có một “căn bệnh” cố hữu của các công ty thành viên VFA là DN không có chiến lược kinh doanh bài bản, đi đàm phán có hợp đồng rồi mới về gom hàng trong nông dân chứ không chủ động nguồn nguyên liệu. Vì vậy, khi Việt Nam trúng thầu giá thấp thì thiệt thòi nhất là người trồng lúa.

Còn GS-TS Nguyễn Văn Luật thì cho rằng nếu Vinafood 1 và Vinafood 2 có cạnh tranh lẫn nhau thì cũng nên để họ làm nhưng những DN này phải có trách nhiệm với nông dân bằng việc xây dựng vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm…

GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, khẳng định “còn lâu” các DN xuất khẩu gạo mới lo xây dựng vùng nguyên liệu riêng vì họ đã vốn quen “ăn xổi”, vị kỷ. Có thêm Vinafood 1 dẫn tới 2 “ông lớn” này chiếm đến hơn 50% thị phần xuất khẩu gạo và được VFA trao nhiều đặc quyền đặc lợi thì tình trạng độc quyền trong xuất khẩu gạo là khó tránh...


Có thể bạn quan tâm

Trồng rau trong nhà màng Trồng rau trong nhà màng

Ở cụm 2, xã Vân Phúc (huyện Phúc Thọ - Hà Nội) có mô hình trồng rau trong nhà màng công nghệ mới với hệ thống tưới, bón hoàn toàn khép kín cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đó là vườn rau của ông Vũ Văn Sáu.

25/09/2015
Giống lúa mới N25 Giống lúa mới N25

N25 có TGST ngắn (85 - 90 ngày ở vụ HT) trong điều kiện gieo thẳng, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, chất lượng gạo ngon, cơm mềm...

25/09/2015
Cá nuôi lồng bè chết nhiều Cá nuôi lồng bè chết nhiều

Liên tục mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần đến ngày thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê đưa đi tiêu hủy.

25/09/2015
Phân bón cho cây vụ đông ở Thái Bình Phân bón cho cây vụ đông ở Thái Bình

Vụ đông năm nay Thái Bình dự kiến gieo trồng trên 35.000 ha gồm nhiều loại cây trồng. Song chủ yếu tập trung vào nhóm cây trồng chính là khoai tây, bí xanh, ớt, ngô và rau đậu các loại.

25/09/2015
Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội

Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội...

25/09/2015