Độc đáo nuôi heo bằng máy lạnh

Heo con sau khi đẻ được tách ra nuôi riêng bằng hệ thống cho ăn tự động.
Anh Tuấn hiện là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Hòa Khương. Dù khá bận bịu việc công sở nhưng anh lại rất mê kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Năm 2006, anh Tuấn cùng vợ mở trang trại nuôi heo quy mô (khoảng 100 con) bằng phương pháp thủ công để kiếm thêm thu nhập.
Để giảm chi phí, hằng ngày, anh cùng vợ sắp xếp thời gian tìm đến các quán ăn, nhà hàng mua thức ăn thừa mang về cho heo ăn. Cách nuôi heo thiếu đầu tư kỹ thuật này khiến heo dịch bệnh, chết triền miên.
Không bỏ cuộc, anh đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu các mô hình nuôi heo khác nhưng không thấy mô hình nào ưng ý. Trong lúc bế tắc thì cơ may đến, anh được một người quen giới thiệu mô hình nuôi heo bằng hệ thống phòng lạnh khép kín ở Thái Lan.
Anh như bị "thôi miên", đêm ngày đau đáu, nuôi khát vọng thực hiện bằng được mô hình này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trước mắt là nguồn vốn. "Gom góp không bao nhiêu, tôi phải năn nỉ từng người thân gia đình cho mượn khoảng 10 sổ đỏ đi vay ngân hàng được gần 2 tỷ đồng về "liều" thực hiện..." - anh Tuấn tâm sự.
Năm 2007, anh quyết định "xả" gần hết số tiền trên để nhập 20 con heo giống từ Mỹ về nuôi thử nghiệm. Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng nuôi, anh Tuấn cho biết, loại heo này chỉ sống trong môi trường lạnh dưới 30 độ C. Đây là hệ thống lạnh công nghiệp, không phải "máy điều hòa" như nhiều người vẫn thưởng nghĩ. Heo đạt nạc cao và đến kỳ xuất chuồng, mỗi con đạt từ 1 tạ trở lên.
Hiện mỗi năm anh thu lại khoảng 300 triệu đồng. Anh Tuấn cho hay, khi biết được mô hình nuôi heo anh đang thực hiện, nhiều người "máu" chăn nuôi tò mò tìm đến mong được anh chỉ vẻ phương pháp thực hiện nhưng về... không ai làm không nỗi vì heo thường đẻ vào 1-2h sáng. Việc tìm kiếm thị trường theo anh Tuấn là không khó vì loại heo này hiện nay rất được ưu chuộng. "Vấn đề là tôi có đủ sức đáp ứng thị trường hay không thôi vì hiện tại số lượng heo nuôi vẫn còn kiêm tốn" - anh Tuấn chia sẻ.
Hiện anh đang lên kế hoạch chuẩn bị mở một trang trại khác trên diện tích khoảng 5ha, số lượng khoảng 300 con heo nái và 1.000 con heo thịt.
Tháng 6.2015, anh Tuấn vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của với danh hiệu "Nhà nông trẻ xuất sắc".
Dù kinh doanh làm giàu nhưng anh Tuấn cho biết, anh tuyệt đối không dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Anh bảo: "Đạo đức, lương tâm không cho phép tôi làm như vậy với người tiêu dùng".
Heo nái của Mỹ được anh Tuấn nuôi bằng hệ thống máy lạnh khép kín.
Mô hình nuôi heo này đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau khi ăn, heo tự uống nước bằng hệ thống chảy tự động.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, tổng đàn heo nái chăn nuôi gia công của CP có khoảng 200 ngàn con với năng suất bình quân 23,5 heo con cai sữa/heo nái/năm, tương đương 4,7 triệu heo con nuôi làm giống và nuôi thịt hàng năm. Được biết, lượng thịt heo của toàn hệ thống CP cung ứng cho thị trường xấp xỉ bằng lượng heo thịt của tỉnh Đồng Nai.

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.