Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc đáo cá chép giòn

Độc đáo cá chép giòn
Ngày đăng: 23/04/2015

Nghề mới ở ngoại thành

Với niềm đam mê chăn nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là những mô hình mới lạ, ông Thập đều tự nghiên cứu, hỏi ý kiến các chuyên gia và kỹ sư chuyên môn để ứng dụng.

“Trước đây, tôi từng nuôi ếch, ba ba... nhưng thứ nào cũng chỉ phát triển được một thời gian ngắn. Rồi, gặp cảnh rớt giá do nhiều người ồ ạt nuôi theo phong trào, bất kể nguồn cung vượt cầu. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, chỉ còn cách phải tìm hướng đi cho riêng mình”- ông Thập kể.

Một lần tình cờ ra thăm bạn ở Trường đại học Nông nghiệp 1 (Hà Nội), ở trại thực nghiệm, ông Thập tình cờ phát hiện mô hình nuôi cá chép giòn.

Vậy là, cơ duyên bắt đầu đến với nghề mới, khi được mời ăn thử rất ngon. Bấy giờ, ông Thập chỉ nghĩ kế hoạch hình thành mô hình, sau đó mới bắt đầu mày mò tìm hiểu phương pháp kỹ thuật nuôi.

Với mớ kiến thức có được, ông tiếp tục xuống các vùng Hải Dương, Hà Nội… nắm thêm thực tế, rồi quyết định trở về An Giang nuôi thử nghiệm.

Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, ông Thập chỉ thả nuôi số lượng hạn chế. Không ngờ, hiệu quả thành công ngoài mong đợi, ông tiếp tục nhân rộng và sản lượng cũng tăng theo chiều phát triển.

Ban đầu nuôi, cá giống phải di chuyển từ miền Bắc vào nên chi phí rất cao. Ông Thập luôn trăn trở việc nuôi thử loài cá chép vàng sẵn có ở miền Tây, kết quả cho ra sản phẩm thịt giòn, chắc, ngon và ngọt không kém.

Với thành công đó, từ năm 2012, ông Thập chọn loài cá chép ở địa phương cho lai tạo sinh sản.

Hiện tại, với diện tích mặt nước khoảng 3 héc-ta, mỗi đợt ông Thập thu hoạch khoảng 60 tấn cá, giá bán dao động 180.000 đồng/kg (bán sỉ), 230.000 đồng/kg (bán lẻ).

Tiếng lành đồn xa, ông Thập tự khẳng định hướng đi đúng, lấy đà làm bước đột phá cho ngoại thành Long Xuyên.

Món ngon, lạ

Thị trường tiêu thụ cá chép giòn chủ yếu là các nhà hàng trong tỉnh và ở Sài Gòn, Cần Thơ… nên bắt buộc cá cần phải tươi sống. Chính vì thế, sản lượng bắt mỗi đợt trong tuần không quá vài trăm ký đến vài tấn cá.

Để không ảnh hưởng trong quá trình bắt cá, ông Thập đều chia vuông làm 4 ao nhỏ.

“Khi bơm vào thì nước tràn cả một cái vuông lớn, nhưng đến ngày bắt cá, rút nước ra lại lộ vách ngăn 4 ao nhỏ. Mình bắt cá ao này, không ảnh hưởng đến cá trong ao phía bên kia”- ông Thập giải thích.

Ông Thập cho biết, kêu là cá chép, cá trắm giòn… không phải con giống như tên gọi, mà do nguồn thức ăn tạo thành. Nguyên nhân tạo nên độ giòn, do thức ăn cho cá từ hạt đậu tằm (nhập từ Nga, Trung Quốc), giá thành tương đối cao.

Qua tìm tòi nghiên cứu, ông Thập mướn hẳn một miếng đất ở vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng) trồng đậu tằm để nuôi cá. Hiện nay, khí hậu ở khu vực Lâm viên núi Cấm (Tịnh Biên) mát mẻ, phù hợp trồng đậu tằm, ông Thập đã chuyển vùng trồng và năng suất cũng khá ổn định.

Từ lúc cá chép nhỏ đến 600gram – 700gram, thức ăn bình thường hoặc lúa ủ; sau khoảng 6 đến 7 tháng nuôi, chuyển qua cho ăn đậu tằm khoảng 3 tháng; trọng lượng đạt từ 1kg – 2kg/con, lúc này cá sẽ có độ giòn và ngon. Nếu cho ăn đậu sớm quá, cá sẽ nhanh chóng có độ giòn, dẻ thịt bắt buộc tăng trọng chậm.

Theo ông Thập, hình dạng cá chép giòn giống loài cá chép thông thường, nhưng khi chế biến thì thịt cá rất dai, béo, ngon và ngọt hơn, giòn hơn. Loài này hiện vẫn còn mới so với nhiều người, việc tìm thị trường tiêu thụ cũng không dễ dàng.

Ông Thập chia sẻ, mỗi lần tìm đến những nhà hàng giới thiệu sản phẩm cá chép giòn, phải cho mọi người dùng thử để có thể cảm nhận được sự khác lạ của đặc sản. Nhờ vậy, ông rất an tâm về thị trường và khả năng cung ứng.

Cũng theo ông Thập, những loài cá khác nếu dẫn dụ cho ăn được đậu tầm, thịt cá vẫn có độ giòn tương tự. Lợi nhuận từ việc nuôi cá chép giòn có thể đạt từ 80% - 100%, nhưng tổ chức nuôi ào ạt sẽ dễ xảy ra rủi ro, khi chưa có được nguồn thức ăn đậu tằm ổn định.

“Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đậu tằm làm thức ăn cho cá sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đậu tằm còn cung cấp một lượng protein cao, làm thay đổi cấu trúc thịt của cá. Vì thế, cá được nuôi bằng đậu tằm hoàn toàn là sản phẩm sạch, an toàn và có lợi cho sức khỏe”.


Có thể bạn quan tâm

Xã Phước Hưng (Bà Rịa - Vũng Tàu) Nuôi Ếch Trong Bể Đạt Hiệu Quả Xã Phước Hưng (Bà Rịa - Vũng Tàu) Nuôi Ếch Trong Bể Đạt Hiệu Quả

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đầu tư cho xã Phước Hưng với mức hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn dành cho cá da trơn như Cargill, có độ đạm cao (30 – 40%).

05/08/2014
Cần Sớm Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Các Dự Án Đầu Tư Cần Sớm Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Các Dự Án Đầu Tư

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 42,3% số dự án đã, đang triển khai thực hiện và đi vào hoạt động. Số dự án còn lại hiện đang gặp khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… Thực tế này đang đòi hỏi các ngành, địa phương cần sớm có những giải pháp phù hợp để giúp nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.

22/07/2014
Nhắm Mắt Tìm Vận May Theo Con Tôm, Người Nuôi Đuối Sức Nhắm Mắt Tìm Vận May Theo Con Tôm, Người Nuôi Đuối Sức

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

05/08/2014
Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

22/07/2014
Chú Trọng Khâu Bảo Quản, Nâng Cao Chất Lượng Rau Màu Chú Trọng Khâu Bảo Quản, Nâng Cao Chất Lượng Rau Màu

Hằng năm, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường trên 850 tấn rau màu các loại. Tuy nhiên, khâu đóng gói, bảo quản rau màu của HTX còn hạn chế nên sản phẩm của HTX giá bán còn bấp bênh. Việc đầu tư hoàn thiện quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản được xem là yêu cầu cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau màu của HTX.

05/08/2014