Độc đáo cá chép giòn

Nghề mới ở ngoại thành
Với niềm đam mê chăn nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là những mô hình mới lạ, ông Thập đều tự nghiên cứu, hỏi ý kiến các chuyên gia và kỹ sư chuyên môn để ứng dụng.
“Trước đây, tôi từng nuôi ếch, ba ba... nhưng thứ nào cũng chỉ phát triển được một thời gian ngắn. Rồi, gặp cảnh rớt giá do nhiều người ồ ạt nuôi theo phong trào, bất kể nguồn cung vượt cầu. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, chỉ còn cách phải tìm hướng đi cho riêng mình”- ông Thập kể.
Một lần tình cờ ra thăm bạn ở Trường đại học Nông nghiệp 1 (Hà Nội), ở trại thực nghiệm, ông Thập tình cờ phát hiện mô hình nuôi cá chép giòn.
Vậy là, cơ duyên bắt đầu đến với nghề mới, khi được mời ăn thử rất ngon. Bấy giờ, ông Thập chỉ nghĩ kế hoạch hình thành mô hình, sau đó mới bắt đầu mày mò tìm hiểu phương pháp kỹ thuật nuôi.
Với mớ kiến thức có được, ông tiếp tục xuống các vùng Hải Dương, Hà Nội… nắm thêm thực tế, rồi quyết định trở về An Giang nuôi thử nghiệm.
Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, ông Thập chỉ thả nuôi số lượng hạn chế. Không ngờ, hiệu quả thành công ngoài mong đợi, ông tiếp tục nhân rộng và sản lượng cũng tăng theo chiều phát triển.
Ban đầu nuôi, cá giống phải di chuyển từ miền Bắc vào nên chi phí rất cao. Ông Thập luôn trăn trở việc nuôi thử loài cá chép vàng sẵn có ở miền Tây, kết quả cho ra sản phẩm thịt giòn, chắc, ngon và ngọt không kém.
Với thành công đó, từ năm 2012, ông Thập chọn loài cá chép ở địa phương cho lai tạo sinh sản.
Hiện tại, với diện tích mặt nước khoảng 3 héc-ta, mỗi đợt ông Thập thu hoạch khoảng 60 tấn cá, giá bán dao động 180.000 đồng/kg (bán sỉ), 230.000 đồng/kg (bán lẻ).
Tiếng lành đồn xa, ông Thập tự khẳng định hướng đi đúng, lấy đà làm bước đột phá cho ngoại thành Long Xuyên.
Món ngon, lạ
Thị trường tiêu thụ cá chép giòn chủ yếu là các nhà hàng trong tỉnh và ở Sài Gòn, Cần Thơ… nên bắt buộc cá cần phải tươi sống. Chính vì thế, sản lượng bắt mỗi đợt trong tuần không quá vài trăm ký đến vài tấn cá.
Để không ảnh hưởng trong quá trình bắt cá, ông Thập đều chia vuông làm 4 ao nhỏ.
“Khi bơm vào thì nước tràn cả một cái vuông lớn, nhưng đến ngày bắt cá, rút nước ra lại lộ vách ngăn 4 ao nhỏ. Mình bắt cá ao này, không ảnh hưởng đến cá trong ao phía bên kia”- ông Thập giải thích.
Ông Thập cho biết, kêu là cá chép, cá trắm giòn… không phải con giống như tên gọi, mà do nguồn thức ăn tạo thành. Nguyên nhân tạo nên độ giòn, do thức ăn cho cá từ hạt đậu tằm (nhập từ Nga, Trung Quốc), giá thành tương đối cao.
Qua tìm tòi nghiên cứu, ông Thập mướn hẳn một miếng đất ở vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng) trồng đậu tằm để nuôi cá. Hiện nay, khí hậu ở khu vực Lâm viên núi Cấm (Tịnh Biên) mát mẻ, phù hợp trồng đậu tằm, ông Thập đã chuyển vùng trồng và năng suất cũng khá ổn định.
Từ lúc cá chép nhỏ đến 600gram – 700gram, thức ăn bình thường hoặc lúa ủ; sau khoảng 6 đến 7 tháng nuôi, chuyển qua cho ăn đậu tằm khoảng 3 tháng; trọng lượng đạt từ 1kg – 2kg/con, lúc này cá sẽ có độ giòn và ngon. Nếu cho ăn đậu sớm quá, cá sẽ nhanh chóng có độ giòn, dẻ thịt bắt buộc tăng trọng chậm.
Theo ông Thập, hình dạng cá chép giòn giống loài cá chép thông thường, nhưng khi chế biến thì thịt cá rất dai, béo, ngon và ngọt hơn, giòn hơn. Loài này hiện vẫn còn mới so với nhiều người, việc tìm thị trường tiêu thụ cũng không dễ dàng.
Ông Thập chia sẻ, mỗi lần tìm đến những nhà hàng giới thiệu sản phẩm cá chép giòn, phải cho mọi người dùng thử để có thể cảm nhận được sự khác lạ của đặc sản. Nhờ vậy, ông rất an tâm về thị trường và khả năng cung ứng.
Cũng theo ông Thập, những loài cá khác nếu dẫn dụ cho ăn được đậu tầm, thịt cá vẫn có độ giòn tương tự. Lợi nhuận từ việc nuôi cá chép giòn có thể đạt từ 80% - 100%, nhưng tổ chức nuôi ào ạt sẽ dễ xảy ra rủi ro, khi chưa có được nguồn thức ăn đậu tằm ổn định.
“Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đậu tằm làm thức ăn cho cá sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đậu tằm còn cung cấp một lượng protein cao, làm thay đổi cấu trúc thịt của cá. Vì thế, cá được nuôi bằng đậu tằm hoàn toàn là sản phẩm sạch, an toàn và có lợi cho sức khỏe”.
Có thể bạn quan tâm

“Trúng mùa mất giá”, hay “đụng hàng dội chợ” là những điệp khúc mà người nông dân luôn phải đối mặt. Để né tranh diệp khúc này, nhiều nông dân trồng cây ăn trái đã tìm hướng đi mới cho mình bằng cách xử lý cho cây ra trái vụ nghịch, mục đích bán được giá cao và nông dân trồng chôm chôm java Nguyễn Văn Sum ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã thành công trong việc xử lý cho cây chôm chôm ra trái vụ nghịch. Năng suất đạt trên 6 tấn thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Sáng 6/6, Hội đồng khoa học tỉnh Phú Yên tổ chức xét duyệt và thông qua đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật và quy trình quản lý sản phẩm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cá ngừ đại dương Phú Yên” (PHUYEN TUNA)”.

Phòng NN - PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hỗ trợ 38 hộ nông dân ở thôn Thượng, xã Hồng Giang thực hiện mô hình trồng 4 ha giống cà chua Hồng Châu của Cty Sygenta Việt Nam. Đây là giống cà chua lai F1, có đặc điểm: kháng bệnh vàng xoăn lá tốt; sinh trưởng và phát triển khoẻ, chiều cao của cây đạt từ 1,2 – 1,4 m; tỷ lệ cây ra hoa và đậu quả sai (từ 80 – 120 quả/cây)

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân loay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.

Tấm giấy chứng nhận GlobalGAP đã và đang nâng dần giá trị trái ngon ở ĐBSCL. Tuy vậy, bên cạnh cái được thì vẫn còn tồn tại cái chưa được GlobalGAP.