Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nghiệp Việt trước áp lực phòng vệ thương mại từ các thị trường

Doanh nghiệp Việt trước áp lực phòng vệ thương mại từ các thị trường
Ngày đăng: 13/10/2015

Tôm của Việt Nam đang bị các nước nhập khẩu đưa ra nhiều rào cản thương mại

Ông Lê Văn Quang - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Minh Phú cho biết, trong 9 tháng đầu năm, mặt hàng tôm xuất khẩu của Minh Phú giảm gần 30% so với cùng kỳ 2014. Trong đó thị trường Mỹ giảm gần 48%, Nhật giảm 20%, EU giảm 18,5%.

Nguyên nhân xuất khẩu tôm sụt giảm là do một số nước xuất khẩu trong khu vực phá giá mạnh đồng nội tệ. Điển hình như  Malaisia phá giá 33%, Ấn Độ 22%, Thái Lan 18%...

Do đó, giá xuất khẩu tôm của Việt Nam tại Nhật, Mỹ, EU đều cao hơn các nước khác khoảng 20%. Ngoài khó khăn nêu trên, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với hàng rào kĩ thuật của các nước xuất khẩu.

Nhiều nước xuất khẩu cố tình vi phạm các cam kết tại các Hiệp định song phương và đa phương để bảo hộ cho hàng hóa trong nước gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu.

Bên cạnh đó cùng với việc giảm thuế theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do, hàng loạt các rào cản kĩ thuật lại được đưa ra khiến cho DN xuất khẩu của Việt Nam phải tốn thêm rất nhiều chi phí  mới vào được thị trường.

Đồng quan điểm, ông Lê Phước Vũ - Tổng giám đốc Công ty Tôn Hoa Sen, Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng, chưa bao giờ áp lực hội nhập đối với cộng đồng DN Việt Nam lại lớn như bây giờ.

Tất cả các khó khăn, thách thức đều diễn ra bất ngờ, khiến nhiều DN không kịp trở tay.

Bên cạnh việc phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh tại thị trường trong nước, các DN còn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các thị trường xuất khẩu do thị trường hàng hóa thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều nước trên thế giới áp dụng các hành động phi thị trường để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Dẫn chứng một cách cụ thể, ông Vũ cho biết, thời gian qua mặt hàng thép mạ kẽm xuất khẩu vào Úc của công ty đã bị kiện chống bán phá giá.

Hoa Sen đã phải đấu tranh một thời gian dài để đòi quyền lợi và phán quyết không bán phá giá tại thị trường này. Tuy nhiên, để có kết quả này, công ty đã bị mất thị trường Úc trong 1 năm, điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho DN.

Ngoài Úc, chúng tôi đang bị kiện phòng vệ tại Indonesia và Malaysia…

Điều đáng nói là chi phí cụ thể cho mỗi vụ kiện khá tốn kém, vì phải thuê luật sư; đi lại tham vấn với nước khởi kiện, bên cạnh đó, nhịp độ sản xuất cũng bị rối loạn với những tổn thất không lường trước được.

Trên thực tế, không riêng Hoa Sen mà nhiều DN thép Việt Nam đã liên tục phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại của Indonesia, Thái Lan, Malaysia...

Ngoài các vụ kiện nói trên, các mặt hàng khác của Việt Nam như cá tra, dụng cụ đồ ăn... cũng liên tục bị khởi kiện trong suốt thời gian qua.

Không thể phủ nhận, các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã mở ra các cơ hội mới cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng hóa, nhưng đồng thời cũng thu hẹp các công cụ can thiệp chính sách truyền thống (biện pháp thuế quan, trợ cấp…) mà Chính phủ các quốc gia có thể sử dụng nhằm hỗ trợ DN mình.

Như một phản ứng tất yếu tức thời, nhiều ngành sản xuất nội địa ở các thị trường nhập khẩu có xu hướng đổ dồn sang sử dụng những công cụ vẫn còn được phép duy trì sau các FTA như phòng vệ thương mại.

Cùng với đó là những khó khăn nội tại của các nền kinh tế cũng khiến cho tần suất sử dụng các công cụ này cao hơn, như là một đối sách để đối phó với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Để ứng phó với những khó khăn mới này, nhiều DN cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các DN với Hiệp hội, ngành hàng, cơ quan quản lý nhà nước trong công tác điều hành xuất khẩu và thâm nhập thị trường nước ngoài.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu Nông dân Lý Sơn mất mùa dưa hấu

Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.

10/07/2015
Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.

10/07/2015
Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.

10/07/2015
Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ

Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

10/07/2015
Huyện Trảng Bom (Đồng Nai) có trên 93% trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp Huyện Trảng Bom (Đồng Nai) có trên 93% trang trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp

Theo UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai), toàn huyện hiện có 341 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có 270 trang trại đang áp dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học và 4 trang trại được công nhận đạt chuẩn VietGAP, chiếm hơn 93% chăn nuôi trên địa bàn.

26/06/2015