Doanh nghiệp vẫn mù mờ thông tin về hội nhập

Kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Sau các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ bước ra sân chơi rộng cùng các nền kinh tế lớn. Cơ hội xuất khẩu nhiều hơn với thuế quan ưu đãi... Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sau FTA sẽ được thuận lợi.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 27-8, đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) khẳng định kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Theo khảo sát vào cuối năm 2014 của VCCI, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu tiên nghe đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); phần lớn doanh nghiệp không biết gì về các điểm cơ bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN... Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp thiếu chủ động nắm bắt thông tin, thiếu thông tin cụ thể, thiếu các hướng dẫn rõ ràng...
Tại TP.HCM, theo ông Tất Thành Cang - phó chủ tịch UBND TP, cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM phần lớn tiếp cận được những thông tin mở rộng cam kết hội nhập từ các FTA. Tuy nhiên, kinh tế của TP vẫn phát triển dưới tiềm năng, môi trường thể chế còn nhiều bất cập. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ có sức cạnh tranh thấp, thiếu vốn, thiếu thị trường...
Ông Cang kiến nghị việc cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần được xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật cần được Chính phủ triển khai quyết liệt hơn nhằm kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu theo phạm vi cho phép của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó cần đặc biệt lưu ý xây dựng các hàng rào thương mại để kiểm soát đồng bộ hoạt động nhập khẩu hàng hóa, lưu thông, tiêu thụ ở các tỉnh biên giới, cũng như những địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.