Doanh nghiệp vẫn mù mờ thông tin về hội nhập

Kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Sau các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ bước ra sân chơi rộng cùng các nền kinh tế lớn. Cơ hội xuất khẩu nhiều hơn với thuế quan ưu đãi... Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sau FTA sẽ được thuận lợi.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về hội nhập quốc tế do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 27-8, đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) khẳng định kết quả điều tra của VCCI cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Theo khảo sát vào cuối năm 2014 của VCCI, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu tiên nghe đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); phần lớn doanh nghiệp không biết gì về các điểm cơ bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN... Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp thiếu chủ động nắm bắt thông tin, thiếu thông tin cụ thể, thiếu các hướng dẫn rõ ràng...
Tại TP.HCM, theo ông Tất Thành Cang - phó chủ tịch UBND TP, cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM phần lớn tiếp cận được những thông tin mở rộng cam kết hội nhập từ các FTA. Tuy nhiên, kinh tế của TP vẫn phát triển dưới tiềm năng, môi trường thể chế còn nhiều bất cập. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ có sức cạnh tranh thấp, thiếu vốn, thiếu thị trường...
Ông Cang kiến nghị việc cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần được xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
Việc xây dựng hàng rào kỹ thuật cần được Chính phủ triển khai quyết liệt hơn nhằm kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu theo phạm vi cho phép của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó cần đặc biệt lưu ý xây dựng các hàng rào thương mại để kiểm soát đồng bộ hoạt động nhập khẩu hàng hóa, lưu thông, tiêu thụ ở các tỉnh biên giới, cũng như những địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.