Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nghiệp mía đường Việt Nam từ cạnh tranh trở về hỗ trợ nhau

Doanh nghiệp mía đường Việt Nam từ cạnh tranh trở về hỗ trợ nhau
Ngày đăng: 21/10/2015

Phóng viên Dân Việt trao đổi với ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch  Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.

Thưa ông, ngành mía đường Việt Nam có thể đón nhận những cơ hội gì từ việc Việt Nam tham gia TPP?

Ông Nguyễn Thành Long  - Chủ tịch  Hiệp hội Mía đường Việt Nam

- Chúng ta có nhiều cơ hội để giao lưu, tham gia thị trường lớn, có thể nhập được những thiết bị tốt, tối tân hơn với giá rẻ.

Nói chung là chúng ta có điều kiện tận dụng chất xám của các nước cùng tham gia TPP để phát triển ngành mía đường của mình.

Một thuận lợi khác là Thái Lan – nước có sản lượng mía đường lớn chưa tham gia TPP. 

Còn những thách thức của ngành mía đường sắp tới?

- Nếu cứ đà phát triển như hiện nay, tới thời điểm thuế nhập khẩu - đang được bảo hộ ở mức 80% - giảm còn 5% vào năm 2018, khả năng cạnh tranh của ngành mía đường nước ta là rất khó khăn.

Mặc dù đó mới là trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà Việt Nam đã tham gia.

TPP còn đáng lo ngại hơn nhiều cho ngành mía đường trong nước khi thuế về bằng 0%, buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu.

Mía đường lúc đó sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước.

Chất lượng mía của Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trồng mía khác.

Khả năng thu hồi đường/tấn mía của Việt Nam cao nhất khoảng 97kg/tấn mía, chênh lệch rất xa so với Trung Quốc 121kg/ tấn mía và các nước ASEAN khác là 106,7kg/tấn mía.

Ngoài ra, mía đường còn phải đối mặt thách thức từ sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, bên cạnh những vấn đề nội tại lâu nay như hàng tồn kho cao, đường Thái Lan, Campuchia giá rẻ tràn vào...

Trước tình hình đó, ngành mía đường nói chung cần phải tự mình thay đổi như thế nào?

- Thời gian tới, các doanh nghiệp cần tăng quy mô, mở rộng vùng nguyên liệu, hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật trồng trọt, đảm bảo liên kết bền vững với nông dân, từ đó mới giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Các doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ nhau, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không phải là cạnh tranh thu mua mía ở vùng nguyên liệu  như từng xảy ra.

Có vậy, doanh nghiệp và nông dân sản xuất mía mới mong “sống sót”.


Có thể bạn quan tâm

Trồng ớt cay chỉ thiên thu lãi trên 200 triệu/ha Trồng ớt cay chỉ thiên thu lãi trên 200 triệu/ha

Cứ 2 ngày lại hái quả 1 lần, với giá bán tại ruộng là 25.000 đồng/kg, giá bán lẻ 30.000 đồng/kg; trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng/ha.

19/04/2018
Nghệ An: Nuôi ngao biển xuất khẩu thu lãi 300 - 500 triệu đồng/hộ/năm Nghệ An: Nuôi ngao biển xuất khẩu thu lãi 300 - 500 triệu đồng/hộ/năm

Thời điểm này, các hộ dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) bước vào thu hoạch ngao chính vụ. Bình quân mỗi hộ nuôi đều thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng/năm.

20/04/2018
Gà lôi dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, thu tiền tỷ không khó Gà lôi dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, thu tiền tỷ không khó

Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh, sau khi trừ chi phí đầu tư con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng

21/04/2018
Nuôi vịt trời 1 vốn 4 lời Nuôi vịt trời 1 vốn 4 lời

Với 600 con vịt trời giống ban đầu, sau gần 2 năm nuôi, ông Nguyễn Hòa có trong tay trang trại quy mô lớn với hơn 7.000 con, thu về hơn 300 triệu đồng/năm.

23/04/2018
Bí quyết làm giàu: Xây nhà tầng nuôi gà sạch Bí quyết làm giàu: Xây nhà tầng nuôi gà sạch

Một thanh niên 33 tuổi ở H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nảy ra ý tưởng xây nhà cao tầng nuôi gà do thường xuyên chứng kiến đàn gà bị nước lũ cuốn trôi.

25/04/2018