Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng

Theo ông Hà Huy Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP XNK Petrolimex (Pitco), để xuất khẩu được hồ tiêu sang các thị trường khó tính, Pitco phải thuê chuyên gia nước ngoài về kiểm tra 80 chỉ tiêu thuốc BVTV mà các đơn vị kiểm định hàng đầu trong nước không thể kiểm định được. Tuy nhiên, việc này tốn nhiều chi phí của công ty.
Không chỉ riêng Pitco gặp phải vấn đề này, theo bà Nguyễn Mai Oanh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay các phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm định được 543 chỉ tiêu nhưng các phòng kiểm định trong nước chỉ có chưa đến 200 chỉ tiêu.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong Hiệp hội muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính thường phải gửi mẫu xuất khẩu ra nước ngoài trước 2 tuần với chi phí không hề nhỏ. Bà Oanh đề nghị, nên chăng nhà nước bỏ tiền đầu tư một phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế và thu lại phí kiểm định hoặc đầu tư dưới hình thức góp vốn với doanh nghiệp tư nhân để giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, Bộ sẽ đề nghị Cục quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản tìm hiểu xem để đầu tư một phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế thì cần bao nhiêu tiền, máy gì, mua ở đâu và trong tháng 4 này phải báo cáo lại bộ trưởng.
Bà Oanh cho hay, theo tìm hiểu, để đầu tư một nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế cần khoảng 2 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, không phải chỉ đầu tư là xong mà cần phải xây dựng được uy tín cho phòng kiểm định này. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường không tin tưởng vào các đơn vị kiểm định trong nước và luôn chỉ định các phòng kiểm định nước ngoài.
“Nếu xây dựng phòng kiểm định thì trước mắt phòng kiểm định này phải tạo dựng được uy tín với các doanh nghiệp nước ngoài, tức hàng hóa sau khi phân tích tại phòng thí nghiệm này thì xuất khẩu được. Nếu không thì phòng kiểm định có đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ bị bỏ không, gây lãng phí” – bà Oanh nói.
Tỉ lệ hàng bị trả về nhiều
Bên cạnh việc gặp khó khăn trong việc kiểm định chất lượng, theo bà Oanh, thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phàn nàn về việc tỉ lệ các đơn hàng bị trả về trong những tháng đầu năm nay nhiều hơn những năm trước nhưng Hiệp hội không có con số cụ thể.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu, hiện nay có thông tin phản ánh là do quá trình thu hoạch và trữ tiêu, nông dân đã sử dụng chất carbedazim để trữ tiêu và trừ nầm.
Hơn nữa, tiêu hiện được thu mua qua hệ thống thương lái từ các hộ nhỏ, nên tiêu sạch và tiêu bẩn trộn lẫn nhau để bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm đạt 38.000 tấn, trị giá 342 triệu đô la Mỹ, tăng 3% về giá trị nhưng giảm tới 23,1% về lượng. Điều này, theo nhiều danh nghiệp trong ngành là do tỉ lệ đơn hàng bị trả về nhiều.
Hiệp hội Hồ tiêu đề nghị Bộ NNPTNT khảo sát đánh giá về hiện trạng canh tác hồ tiêu hiện nay xem liệu có dư lượng thuốc BVTV hay không? Nếu có thì ở khâu nào trong quá trình canh tác, do nông dân không hiểu biết hay lạm dụng để đảm bảo sản lượng? hay do quá trình thu mua?
“Nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì hàng sẽ không xuất khẩu được” – bà Oanh nói.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho hay, hiện nay tại một số nơi có dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu. Nguyên nhân là do biến trùng lan truyền trong đất nhưng nông dân không biết nên phun thuốc trên cây. Bộ đã tìm ra biện pháp chữa bệnh và sẽ hướng dẫn phổ biến trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.

Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.