Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng

Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng
Ngày đăng: 11/04/2015

Theo ông Hà Huy Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP XNK Petrolimex (Pitco), để xuất khẩu được hồ tiêu sang các thị trường khó tính, Pitco phải thuê chuyên gia nước ngoài về kiểm tra 80 chỉ tiêu thuốc BVTV mà các đơn vị kiểm định hàng đầu trong nước không thể kiểm định được. Tuy nhiên, việc này tốn nhiều chi phí của công ty.

Không chỉ riêng Pitco gặp phải vấn đề này, theo bà Nguyễn Mai Oanh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay các phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm định được 543 chỉ tiêu nhưng các phòng kiểm định trong nước chỉ có chưa đến 200 chỉ tiêu.

Vì vậy, các doanh nghiệp trong Hiệp hội muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính thường phải gửi mẫu xuất khẩu ra nước ngoài trước 2 tuần với chi phí không hề nhỏ. Bà Oanh đề nghị, nên chăng nhà nước bỏ tiền đầu tư một phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế và thu lại phí kiểm định hoặc đầu tư dưới hình thức góp vốn với doanh nghiệp tư nhân để giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, Bộ sẽ đề nghị Cục quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản tìm hiểu xem để đầu tư một phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế thì cần bao nhiêu tiền, máy gì, mua ở đâu và trong tháng 4 này phải báo cáo lại bộ trưởng.

Bà Oanh cho hay, theo tìm hiểu, để đầu tư một nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế cần khoảng 2 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, không phải chỉ đầu tư là xong mà cần phải xây dựng được uy tín cho phòng kiểm định này. Các doanh nghiệp nhập khẩu thường không tin tưởng vào các đơn vị kiểm định trong nước và luôn chỉ định các phòng kiểm định nước ngoài.

“Nếu xây dựng phòng kiểm định thì trước mắt phòng kiểm định này phải tạo dựng được uy tín với các doanh nghiệp nước ngoài, tức hàng hóa sau khi phân tích tại phòng thí nghiệm này thì xuất khẩu được. Nếu không thì phòng kiểm định có đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ bị bỏ không, gây lãng phí” – bà Oanh nói.

Tỉ lệ hàng bị trả về nhiều

Bên cạnh việc gặp khó khăn trong việc kiểm định chất lượng, theo bà Oanh, thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phàn nàn về việc tỉ lệ các đơn hàng bị trả về trong những tháng đầu năm nay nhiều hơn những năm trước nhưng Hiệp hội không có con số cụ thể.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu, hiện nay có thông tin phản ánh là do quá trình thu hoạch và trữ tiêu, nông dân đã sử dụng chất carbedazim để trữ tiêu và trừ nầm.

Hơn nữa, tiêu hiện được thu mua qua hệ thống thương lái từ các hộ nhỏ, nên tiêu sạch và tiêu bẩn trộn lẫn nhau để bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm đạt 38.000 tấn, trị giá 342 triệu đô la Mỹ, tăng 3% về giá trị nhưng giảm tới 23,1% về lượng. Điều này, theo nhiều danh nghiệp trong ngành là do tỉ lệ đơn hàng bị trả về nhiều.

Hiệp hội Hồ tiêu đề nghị Bộ NNPTNT khảo sát đánh giá về hiện trạng canh tác hồ tiêu hiện nay xem liệu có dư lượng thuốc BVTV hay không? Nếu có thì ở khâu nào trong quá trình canh tác, do nông dân không hiểu biết hay lạm dụng để đảm bảo sản lượng? hay do quá trình thu mua?

“Nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì hàng sẽ không xuất khẩu được” – bà Oanh nói.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho hay, hiện nay tại một số nơi có dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu. Nguyên nhân là do biến trùng lan truyền trong đất nhưng nông dân không biết nên phun thuốc trên cây. Bộ đã tìm ra biện pháp chữa bệnh và sẽ hướng dẫn phổ biến trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

04/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

04/08/2014
Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

05/08/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

05/08/2014
Vị Đắng Dong Riềng Vị Đắng Dong Riềng

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

05/08/2014