Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổ xô trồng tràm giống

Đổ xô trồng tràm giống
Ngày đăng: 16/06/2015

Cây tràm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, sử dụng trong xây dựng... Phong trào trồng rừng tràm không chỉ lan rộng tại Đồng Nai mà thương lái còn đưa giống tràm cung cấp cho khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

“Rộ” nghề sản xuất giống tràm

Nhận thấy nhu cầu thị trường về giống cây tràm ngày càng lớn, người dân trên địa bàn Đồng Nai đổ xô lập vườn tràm giống, cắt hom tự ươm giống hay bán cho các vườn ươm giống. Vốn đầu tư lập vườn ươm tràm giống không lớn, lại nhanh cho thu hoạch nên nông dân đua nhau đầu tư, người có tiền thì làm vườn ươm rộng hàng hécta, người ít vốn thì tận dụng vài sào đất ngay trong vườn nhà. Cây tràm cao sản phát triển tốt vào mùa nắng, cứ khoảng 13 hay 15 ngày là các vườn này lại tấp nập cảnh người đến cắt hom tràm thuê, trong đó không thiếu người già, trẻ em tận dụng thời gian nhàn rỗi đi làm thêm để có thu nhập. Đó cũng là lúc vào vụ làm đất, trộn phân, giâm hom.

Chị Trần Thị Lệ, chủ của 3 hécta vườn tràm giống ở xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu), cho biết: “Mảnh đất khô cằn vùng này chỉ có thể trồng cây tràm giấy là thích hợp nhất. Theo đó, địa phương xuất hiện làng nghề ươm hom tràm giống. Dần dần thương lái ở các nơi biết tiếng tìm đến đặt hàng ngày càng nhiều nên nghề này vẫn đang rất phát triển và cho thu nhập ổn định”.

Người dân ở huyện Vĩnh Cửu theo nghề trồng tràm giống, cắt hom, làm vườn ươm ngày càng nhiều khi phong trào trồng rừng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Bà Nguyễn Ngọc Cẩm (ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu), so sánh: “Một cây hom giống hiện giờ được bán với giá 500 đồng, trừ chi phí nhân công, tiền đất và vật tư thì chủ vườn lời được khoảng 150 đồng/cây. Với diện tích là 1,2 hécta vườn ươm tràm, mỗi năm tôi bán cho các cơ sở thu mua hom giống 2 vụ, mỗi vụ gần 2 triệu cây hom. Không chỉ chủ vườn có lợi nhuận mà còn lao động nhàn rỗi ở nông thôn được giải quyết việc làm với thu nhập ổn định”.

Cho thu nhập tốt

Ông Nguyễn Văn Lâm, nông dân tại xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), tính toán: “Vụ này, tôi đang chuyển đổi vườn mía sang trồng rừng tràm vì cây tràm cho thu nhập cao hơn hẳn. Cây tràm không tốn nhiều công chăm sóc cũng như chi phí đầu tư, giá thu mua sản phẩm khá ổn định nên địa phương đang rộ lên phong trào trồng cây rừng này. Không chỉ nông dân mà nhiều đại gia bỏ tiền thuê hàng chục hécta để trồng tràm, thu lợi nhuận tiền tỷ”.

Đại diện Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam bộ (TP.Hồ Chí Minh), đầu tư khu sản xuất giống nuôi cấy mô tại huyện Long Thành, nhận xét: “Phong trào trồng rừng ngày càng phát triển mạnh với đủ mọi thành phần tham gia từ nhà nước, doanh nghiệp, nông dân. Nhờ lợi nhuận từ nghề trồng rừng tốt, người dân ngày càng quan tâm về chọn lựa giống ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trước đây, giống tràm nuôi cấy mô chỉ bán được cho doanh nghiệp, chủ trang trại lớn thì nay không ít nông dân trồng nhỏ lẻ cũng chọn loại giống này”.


Có thể bạn quan tâm

Bổ sung Vàng Ô vào danh mục chất cấm trong chăn nuôi Bổ sung Vàng Ô vào danh mục chất cấm trong chăn nuôi

Bổ sung 5 loại Vàng Ô sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm. cấm sử dụng trong chăn nuôi.

19/11/2015
Mùa hái cà phê Mùa hái cà phê

Tây Nguyên vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm trên các sườn đồi, dưới thung lũng dã quỳ nở hoa vàng rực.

19/11/2015
Duy trì phát triển cây ca cao theo hướng bền vững Duy trì phát triển cây ca cao theo hướng bền vững

Tháng 2-2011, Dự án Phát triển ca cao chứng nhận UTZ chính thức khởi động tại Bến Tre thông qua sự hỗ trợ của tổ chức Helvetas Việt Nam.

19/11/2015
Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

19/11/2015
Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

19/11/2015