Đỗ Sơn Phát Huy Thế Mạnh Sản Xuất Vụ Xuân

Cùng với các xã Đỗ Xuyên, Lương Lỗ thì Đỗ Sơn là xã nằm trong vùng trọng điểm cây lương thực của huyện Thanh Ba. Trong những năm qua, năng suất lúa của xã luôn xếp vào diện cao nhất, nhì trong huyện. Như năm 2013, năng suất vụ chiêm xuân đạt 57 tạ/ha, vụ mùa đạt 53 tạ/ha; năm 2014 vụ xuân đạt 56 tạ/ha, vụ mùa đạt 53 tạ/ha…
Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.
Vụ chiêm xuân năm 2014, xã Đỗ Sơn được giao kế hoạch gieo cấy 187ha lúa và 80ha rau màu các loại. Toàn bộ diện tích lúa xuân được gieo cấy vào trà xuân muộn, sử dụng chủ yếu các giống lúa lai như là Nhị ưu 838, Nhị ưu 7, Q5, J02, Việt lai 20, GS9, SQ2… đặc biệt là giống lúa J02 được gieo cấy với tổng diện tích khoảng 51ha.
Sở dĩ giống này được gieo cấy với diện tích lớn vì có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, có khả năng chịu rét, chống chịu sâu bệnh và có khả năng tái sinh lớn phù hợp với những chân ruộng 1 vụ. Thời gian gieo mạ bắt đầu từ ngày 13-1 đến 20-1; cấy từ 25-1 đến 5-2. Đối với các loại cây rau màu khác như ngô, lạc, rau xanh cũng bắt đầu gieo trồng từ nay cho đến 10-2.
Ông Hà Hồng Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Sơn cho biết: Từ đầu năm đến nay, xã đã tổ chức 4 hội nghị, ban hành một số văn bản chỉ đạo sản xuất; phát các tờ hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ giống; khung thời vụ đến từng hộ. Đài phát thanh thường xuyên phát chương trình hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp ở Đỗ Sơn là hệ thống kênh mương thủy lợi của xã đã tương đối hoàn thiện, được cứng hóa nên thuận tiện cho việc tưới, tiêu, trữ nước. Bà con nông dân ở nơi đây cũng chịu khó học tập trao đổi kinh nghiệm nên quá trình đưa các tiến bộ mới vào khá thuận tiện.
Cũng như nhiều địa phương khác, thiếu hụt lao động trong nông nghiệp cũng tác động không nhỏ đến sản xuất của xã. Để khắc phục tình trạng đó, xã đã khuyến khích bà con nông dân đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các loại máy móc để giảm bớt sức lao động và chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đề phòng thời tiết có những diễn biến bất lợi, UBND xã đã khuyến cáo bà con chủ động chuẩn bị phương tiện, vật tư như nilon, tre nứa, tro bếp, rơm rạ, trữ nước… để phòng chống rét; tổ khuyến nông xã và các thành viên ban chỉ đạo sản xuất bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ khắc phục những khó khăn phát sinh đột xuất; sau khi gieo cấy, xã sẽ tổ chức phong trào diệt chuột, diệt ốc bươu vàng để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.