Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu

Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu
Ngày đăng: 01/10/2015

Xóm “lò đất”

Đến làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn, điều dễ nhận đầu tiên là sự chuyên cần của người dân trong từng thôn xóm, và mỗi vùng sống bằng một nghề chuyên biệt. Những sản phẩm như nồi đất, chậu đất, ấm đất, lò đất,… ngày ngày vẫn ra lò.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ cung cấp cho nhu cầu tại địa phương mà đã vươn ra nhiều tỉnh thành trong nước. .

Người dân đi giao sản phẩm lò đất cho các đại lý.

Chị Cù Thị Nga (40 tuổi, ở thôn Vân Sơn, Nhơn Hậu), cơ sở làm lò đất (bếp gốm) của gia đình chị đang giải quyết ổn định cho 5 lao động, với thu nhập bình quân 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Hàng ngày, nhân công ở đây luôn tay với các công đoạn như làm cốt lò, nặn chỉnh dáng, phơi khô và đưa vào lò nung.

Qua thời gian, những chiếc lò đất dung dị luôn được thay đổi kiểu dáng theo từng yêu cầu công năng của người tiêu dùng (thông qua đại lý đặt hàng).

“Trước đây, chiếc lò chỉ toàn đất nung nhưng hiện đã được bọc tôn bên ngoài.

Điều này nhằm làm tăng độ bền và thẩm mỹ cho chiếc lò gốm đất.

Các đại lý hiện thu mua lò đất nung với giá 20.000 đồng/cái. Khi đến nhiều vùng xa, mỗi chiếc lò này có thể được nâng lên hàng trăm nghìn đồng”- chị Nga nói.

Theo ông Cù Văn Thanh (ở thôn Nhạn Tháp), làng gốm này hiện còn trên 30 hộ tham gia làm nghề, “đất nung” là nguồn chính của gia đình. Hai thôn Vân Sơn và Bắc Nhạn Tháp hiện có trên 100 lao động chuyên gia công gốm cho những hộ gia đình trong làng. 

Nhạy bén với đơn hàng

“Ngoài việc hướng mạnh vào sản xuất gốm mỹ nghệ đất nung, thời gian tới, chính quyền đang có dự tính xây dựng làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn thành một trong những điểm tham quan độc đáo cho du khách đến Bình Định” .

Ông Lê Văn Chơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu

Cũng theo chị Cù Thị Nga, nghề gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn luôn phát triển đa dạng các mặt hàng.

“Trước đây khoảng mười năm, gia đình tôi tưởng đã bỏ nghề, vì ít được đặt hàng.

Thế nhưng nhờ sự thông tin kết nối từ một số đầu mối, tôi mới biết thói quen dùng sản phẩm gốm đang trở lại.

Họ có những đơn hàng yêu cầu làm rất khác kiểu truyền thống ở đây, thế nhưng chúng tôi cố gắng “động não” làm hoàn chỉnh. Vậy là lò gốm đỏ lửa!”- chị Nga cười.

Tại lò gốm của ông Cù Văn Sinh (ở Vân Sơn), đều đặn mỗi tháng sản xuất 3.000 sản phẩm gốm các loại, trị giá khoảng 300 triệu đồng.

Sản phẩm gốm nhà ông Sinh hiện cung cấp chủ yếu cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài 2 lao động chính trong gia đình, cơ sở sản xuất gốm của ông Sinh còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 thợ gốm địa phương.

“Làng gốm bây giờ liên tục “truy cập” thị trường.

Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách hàng sau mỗi đợt xuất sản phẩm. Nếu có điểm nào không vừa ý, chúng tôi chỉnh sửa ngay.

Lực lượng nghệ nhân ở đây luôn phải năng động thực hiện tối đa các yêu cầu mẫu mã, kể cả những đơn hàng gốm mỹ nghệ, xây dựng rất phức tạp. Nhạy bén như vậy mới trụ được với nghề”-ông Sinh nói. 


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn

Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.

27/08/2015
Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

27/08/2015
Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

27/08/2015
Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.

27/08/2015
Đến năm 2020, sẽ có 250 trang trại và 9.400 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Đến năm 2020, sẽ có 250 trang trại và 9.400 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

27/08/2015