Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây
Ngày đăng: 23/05/2014

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6 - 7.

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của dâu.

Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng, xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Còn khi bón phân đạm nên lưu ý đến màu sắc của lá từng thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp. Phân lân thì ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ). Còn phân kali lại quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái dâu, khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nylon.

Canxi, bo, magiê ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa và hạn chế một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.

Lượng phân bón cho 1ha đất trồng dâu tây gồm: Phân chuồng hoai: 40 - 50m3; vôi: 1.500kg; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 – 2.000kg; phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O + 40kg MgSO4 + 80kg boric

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương là: Urê 217kg, super lân 750kg, KCl: 200kg.

Ghi chú: Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1: Bón lót 1000kg; Đợt 2: 6 tháng sau khi trồng bón bổ sung 500kg.

Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 2 tháng bón 1 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20kg urê, 20kg kali, 12kg super lân. Sử dụng acid boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

Chu kỳ kinh doanh của dâu tây thu hoạch trái kéo dài đến 2 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 1 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: Đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 1 lần.


Có thể bạn quan tâm

Một Mùa Dưa Một Mùa Dưa "Đỏ" Ở Khánh Hòa

Với giá bán đầu ra khoảng 9.000 đồng/kg, năng suất 4 tấn/sào, đã có hộ trồng dưa hấu ở Cam Lâm (Khánh Hòa) lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, giá dưa bán tại ruộng đang hạ dần nên khả năng lãi lớn chỉ đến với những người bán sớm.

20/02/2014
Trái Cây Giảm Giá Ở Cần Thơ Trái Cây Giảm Giá Ở Cần Thơ

Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…

20/02/2014
Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa, Gạo Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa, Gạo

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

17/03/2014
Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

20/02/2014
Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.

17/03/2014