Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây
Ngày đăng: 23/05/2014

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6 - 7.

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của dâu.

Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng, xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Còn khi bón phân đạm nên lưu ý đến màu sắc của lá từng thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp. Phân lân thì ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ). Còn phân kali lại quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái dâu, khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nylon.

Canxi, bo, magiê ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa và hạn chế một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.

Lượng phân bón cho 1ha đất trồng dâu tây gồm: Phân chuồng hoai: 40 - 50m3; vôi: 1.500kg; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 – 2.000kg; phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O + 40kg MgSO4 + 80kg boric

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương là: Urê 217kg, super lân 750kg, KCl: 200kg.

Ghi chú: Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1: Bón lót 1000kg; Đợt 2: 6 tháng sau khi trồng bón bổ sung 500kg.

Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 2 tháng bón 1 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20kg urê, 20kg kali, 12kg super lân. Sử dụng acid boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

Chu kỳ kinh doanh của dâu tây thu hoạch trái kéo dài đến 2 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 1 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: Đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 1 lần.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

25/06/2013
Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67 Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

25/06/2013
Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An) Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An)

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.

25/06/2013
Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa

Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 - 5 lần.

25/06/2013
Năng Suất Mía Đạt Khoảng 63,5 Tấn/ha Năng Suất Mía Đạt Khoảng 63,5 Tấn/ha

Theo Sở NN-PTNT, đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên thu hoạch gần 20.000ha mía trên tổng số 23.420ha mía niên vụ 2012-2013, năng suất bình quân khoảng 63,5 tấn/ha, tăng gần 6 tấn/ha so niên vụ trước. Riêng huyện Sơn Hòa, có 10.508ha, năng suất mía ước đạt 71,2 tấn/ha.

25/06/2013