Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây

Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây
Ngày đăng: 23/05/2014

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6 - 7.

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của dâu.

Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng, xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Còn khi bón phân đạm nên lưu ý đến màu sắc của lá từng thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp. Phân lân thì ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ). Còn phân kali lại quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái dâu, khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nylon.

Canxi, bo, magiê ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa và hạn chế một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.

Lượng phân bón cho 1ha đất trồng dâu tây gồm: Phân chuồng hoai: 40 - 50m3; vôi: 1.500kg; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 – 2.000kg; phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O + 40kg MgSO4 + 80kg boric

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương là: Urê 217kg, super lân 750kg, KCl: 200kg.

Ghi chú: Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1: Bón lót 1000kg; Đợt 2: 6 tháng sau khi trồng bón bổ sung 500kg.

Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 2 tháng bón 1 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20kg urê, 20kg kali, 12kg super lân. Sử dụng acid boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

Chu kỳ kinh doanh của dâu tây thu hoạch trái kéo dài đến 2 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 1 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: Đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 1 lần.


Có thể bạn quan tâm

Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao

16/08/2011
Hình Thành Vùng Nuôi Tôm Trên Cát Tập Trung Theo Hướng CN Và Bền Vững Hình Thành Vùng Nuôi Tôm Trên Cát Tập Trung Theo Hướng CN Và Bền Vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch và đề án dự thảo nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 - 2020. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc.

25/04/2012
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.

13/04/2012
3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa 3 Tỉnh Dùng Máy Bẫy Đèn Theo Dõi Dịch Hại Trên Lúa

Quảng Nam, Nghệ An, Nam Định đã đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa.

13/04/2012
Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá Trê Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá Trê

Đang dạy ngon lành ở Trường Tiểu học Giai Xuân 1, đùng cái, ông Nguyễn Thanh Xuân, ấp Thới An B, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xin nghỉ về làm vườn khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng. Rồi ND Xuân trở thành tỷ và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.

01/05/2012