Dinh Dưỡng Cân Đối Cho Dâu Tây

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6 - 7.
Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của dâu.
Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng, xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.
Còn khi bón phân đạm nên lưu ý đến màu sắc của lá từng thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp. Phân lân thì ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ). Còn phân kali lại quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái dâu, khả năng kháng bệnh của cây và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nylon.
Canxi, bo, magiê ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa và hạn chế một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.
Lượng phân bón cho 1ha đất trồng dâu tây gồm: Phân chuồng hoai: 40 - 50m3; vôi: 1.500kg; phân hữu cơ vi sinh: 1.000 – 2.000kg; phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O + 40kg MgSO4 + 80kg boric
Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương là: Urê 217kg, super lân 750kg, KCl: 200kg.
Ghi chú: Bón vôi 2 đợt/năm: Đợt 1: Bón lót 1000kg; Đợt 2: 6 tháng sau khi trồng bón bổ sung 500kg.
Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 2 tháng bón 1 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20kg urê, 20kg kali, 12kg super lân. Sử dụng acid boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.
Chu kỳ kinh doanh của dâu tây thu hoạch trái kéo dài đến 2 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 1 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: Đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 1 lần.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Định có 2.180 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, thực hiện mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá. Tuy nhiên, do giá tôm thường xuyên nằm ở mức thấp làm cho thu nhập của người nuôi tôm giảm sút.

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (TX. Gò Công) được thành lập ngày 21-8-2006, hoạt động chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Đến nay, HTX đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.