Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều Tươi Giá Cao Khiến Doanh Nghiệp Gặp Nhiều Rủi Ro

Điều Tươi Giá Cao Khiến Doanh Nghiệp Gặp Nhiều Rủi Ro
Ngày đăng: 01/03/2013

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro.

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang mua điều tươi với giá rất cao lên tới 23.500 đồng/kg. Nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn nếu lưu kho đợi giá lên mới bán thì gặp rất nhiều rủi ro. Với mức giá cao này, nếu một số doanh nghiệp xuất khẩu không chấm dứt việc chào giá quá thấp thì việc thua lỗ của các doanh nghiệp điều có thể xảy ra.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam về vấn đề này.

PV: Nhiều doanh nghiệp đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn nếu lưu khô đợi giá lên mới bán sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Vậy ý kiến của Hiệp hội Điều Việt Nam như thế nào?

Ông Đặng Hoàng Giang: Hiện nay, theo Hiệp hội tính toán, với chi phí chế biến hiện nay là 1.300 USD với hàng điều thô trong nước và chi phí chế biến là 1.400 USD với nguyên liệu nhập khẩu, định mức thu hồi 4,3 kg nguyên liệu trong nước và 4,8 kg nguyên liệu nhập khẩu.

Với mức giá xuất khẩu bình quân các mã hàng hiện nay khoảng 6.800 USD/tấn, với mức giá thu mua như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ rủi ro cao, thậm chí là không có lời. Mức giá ngày 27/2 đang là 23.500 - 24.000 đồng/kg điều tươi, là mức giá rất rủi ro. Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp bình tĩnh, cần phải tính toán kỹ trước khi thu mua nguyên liệu như mức giá hôm nay. Chúng tôi cho rằng, tình hình diễn biến giá điều nhân quốc tế hiện tương đối ổn định, không có biến động nhiều, nếu nhập kho với mức giá thời điểm ngày hôm nay thì không có lợi, đề nghị các doanh nghiệp cần quan tâm.

PV: Theo ông nhận định, liệu thị trường điều có tái diễn kịch bản như năm 2012: mua giá quá cao, nhưng bán quá thấp do thị trường tụt dốc không phanh?

Ông Đặng Hoàng Giang: Tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến thị trường mỗi năm mỗi khác. Phải trên cơ sở có thông tin về thị trường một cách chính xác chúng tôi mới có thể nhận định chính xác được. Phải kết thúc thời điểm diễn ra vụ mùa chính 2013 ở Bình Phước và Đồng Nai thì chúng tôi sẽ đưa ra nhận định chính xác về diễn biến thị trường của năm nay.

PV: Để chủ động nguồn hàng, các doanh nghiệp đã nhập khẩu điều khô, tuy nhiên chất lượng điều không đảm bảo. Hiệp hội cảnh báo gì cho các doanh nghiệp này?

Ông Đặng Hoàng Giang: Theo tôi, nguyên liệu trong nước đáp ứng được 50% công suất chế biến còn 50% phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nguyên liệu nhập khẩu không phải tất cả đều xấu, có những hàng xuất xứ bờ biển, một số lô hàng Indonesia, hàng điều Campuchia. Chúng tôi nghĩ có những lô tốt, lô xấu nhưng mà đề nghị các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chất lượng của nguyên liệu và chỉ nên nhập những lô hàng đủ chất lượng, đảm bảo chất lượng để chế biến xuất khẩu. Như vậy sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro.

PV: Theo dự báo vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 nhu cầu thị trường nhập khẩu điều thế giới sẽ tăng. Hiệp hội Điều Việt Nam có kỳ vọng gì về thị trường điều không, thưa ông?

Ông Đặng Hoàng Giang: Hiện nay, theo diễn biến của thị trường trong tháng 1, Việt Nam đã xuất được 18.500 tấn điều nhân các loại, so với tháng 1/2012 tăng 92,27% (tháng 1/2012 chỉ xuất được 9.611 tấn).

Chúng tôi rất kỳ vọng vào thị trường năm nay. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường, riêng đối với điều phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của hạt điều Việt Nam. Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào chất lượng (đảm bảo lợi ích hiệu quả cho doanh nghiệp), chứ không nên chạy theo số lượng xuất bằng bất kỳ giá nào.


Có thể bạn quan tâm

Dân Bức Xúc Vì 60 Ha Ruộng Bỏ Hoang Dân Bức Xúc Vì 60 Ha Ruộng Bỏ Hoang

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.

12/11/2014
Nông Dân Đốt Bỏ Mía Vì Nhà Máy Ngừng Mua Nông Dân Đốt Bỏ Mía Vì Nhà Máy Ngừng Mua

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

12/11/2014
Nhãn Quếlãi Cao Nhãn Quếlãi Cao

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

12/11/2014
Thủy Sản Nuôi Mùa Lũ Dễ Bán Thủy Sản Nuôi Mùa Lũ Dễ Bán

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

12/11/2014
20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha 20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

12/11/2014