Điều Tra Vụ Cân Tôm Gian Lận Ở Xã Long Điền Đông

Sáng 30/11/2013, Công an huyện Đông Hải (Bạc Liêu) xác nhận đang điều tra vụ cân tôm gian lận ở xã Long Điền Đông.
Trước đó, khoảng 5 giờ ngày 29/11, nhà ông Phạm Quốc Nam (ấp Minh Điền, xã Long Điền Đông) bắt quả tang nhóm người mua tôm do một người tên Út (huyện Hòa Bình) làm “cò” cân tôm gian lận bằng nam châm. Người nuôi tôm đã báo Công an xã và huyện.
Người mua tôm lén đặt cục nam châm (cỡ ngón tay út, dài 5cm) vào cân trong khi cân tôm để giảm gần 7kg/lần cân, gây thiệt hại cho người bán tôm tương đương 2,2 triệu đồng/lần cân.
Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Đông sau khi nghe thông tin này đã đến Công an xã cung cấp thêm thông tin trong những lần bán tôm cho nhóm của ông Út
Có thể bạn quan tâm

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.