Điều kiện trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

Theo đó, 3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là:
1- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
2- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã;
3- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/ 5/ 2012.
Có thể bạn quan tâm

Là một xã nằm cách xa trung tâm huyện, với điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Từ lâu, cây hồi, cây quế đã trở thành những cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con xã Yên Cư (Chợ Mới, Bắc Kạn).
Gần nửa năm nay, giá những loại dược liệu như: hoắc hương, cúc hoa khô trên thị trường bỗng nhiên giảm tới 50 -70%. Thậm chí có thời điểm không có thương lái đến mua. Tình trạng này khiến người trồng dược liệu tại nhiều địa phương ở Hưng Yên lo lắng.

Nhóm nghiên cứu Trần Văn Hậu, Nguyễn Chí Linh và Nguyễn Long Hồ, khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng đã thực hiện đề tài nghiên cứu xác định độ tuổi thu hoạch thích hợp của trái xoài cát Hòa Lộc ở vụ thuận (tháng 4 - 5), vụ muộn (tháng 7 - 9) và vụ nghịch (tháng 12 - 1).
Năm 2015, mặc dù diện tích bưởi diễn của Khoái Châu (Hưng Yên) tăng 25%, nhưng sản lượng quả lại không bằng năm ngoái. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi khiến bưởi diễn kém đậu quả, sản lượng giảm từ 40% – 60% so với năm 2014.

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa giống cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) từ miền Nam về trồng thử nghiệm.