Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điêu Đứng Vì Bắp Không Hạt

Điêu Đứng Vì Bắp Không Hạt
Ngày đăng: 15/07/2013

Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai, tính đến ngày 5-7, toàn tỉnh Đồng Nai có đến 750ha bắp (ngô) vụ hè thu trồng giống bắp NK67 sinh trưởng kém. Tỷ lệ thiệt hại từ 20 – 60% năng suất.

Đây được xem là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay của nông dân ở Đồng Nai vì bắp không hạt. Bốn địa phương ở Đồng Nai chịu thiệt hại nặng nề nhất là huyện Cẩm Mỹ có 639ha; Long Thành gần 76ha; Xuân Lộc 25ha; Long Khánh 10ha.

Những năm trước, giống bắp NK67 được trồng khá phổ biến. Với năng suất cao hơn 8 tấn/ha, trừ chi phí nông dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/ha.

Nhưng vụ hè thu năm nay, nhiều nông dân phải khóc ròng vì phần lớn cây bắp không có trái, cây èo uột, thấp (hay còn gọi là bắp đực) là hiện tượng chưa từng xảy ra trên quy mô lớn từ trước đến nay ở Đồng Nai. Trong khi đó, dù trồng trên một khu đất, nhưng các loại giống bắp khác vẫn sinh trưởng tốt, cho năng suất bình quân như mọi năm, thậm chí có những diện tích cho năng suất cao hơn 10 tấn/ha.

Ông Trương Đình Bá, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ bức xúc: “Nông dân ở huyện rất lo lắng vì cây bắp NK67 phát triển không được bình thường. Lá ngả vàng, cây phát triển rất èo uột. Đến thời điểm cho trái thì chẳng thấy trái ở đâu”.

Không chỉ ở huyện Cẩm Mỹ, nông dân các địa phương khác khi trồng giống bắp NK67 cũng có chung hiện tượng này. Anh Trần Hoàng Lân, ấp 1, xã Phú Lập, huyện Tân Phú trồng 0,2ha giống bắp NK67 bị thiệt hại nặng nề. “Không hiểu vì sao các giống bắp khác cho năng suất cao, nhưng năm nay giống bắp NK67 lại cho trái không đều, thiệt hại là rất lớn”, anh buồn rầu nói.

Theo tính toán của nông dân, chi phí đầu tư cho 1ha bắp NK67 thường vào khoảng 13-16 triệu đồng, năng suất khi thu hoạch tính trung bình khoảng 8 tấn/ha, với giá bình quân khoảng 4.500 đồng/kg, trừ chi phí sẽ lời khoảng 15 triệu. Nhưng với tình hình hiện tại, thiệt thòi sẽ thuộc về nguồi nông dân là lớn nhất.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, giống bắp NK67 do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối cho nông dân vụ hè thu năm nay. Giống bắp này đã được công nhận theo Quyết định số 50/2008/QĐ-BNN ngày 02-4-2008 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh từ năm 2008. Vì vậy giống bắp NK67 có đủ điều kiện tham gia thị trường theo đúng quy định. Còn thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy, Công ty Syngenta chưa thực hiện nội dung này đối với giống bắp NK67 tại Sở NN-PTNT Đồng Nai.

Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng cho biết, kiểm tra số lượng giống bắp NK67 cung ứng trên địa bàn Đồng Nai, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa, giấy chứng nhận lô giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, bao bì của các lô giống nhập khẩu từ Indonesia, có mã hiệu lô giống nghi ngờ kém chất lượng. Qua đó, bước đầu lý giải nguyên nhân giống bắp này sinh trưởng kém là do chất lượng hạt giống không đồng nhất.

Sở NN-PTNT tiến hành thu hồi các lô giống bắp nêu trên đang lưu hành trên thị trường Đồng Nai và lấy mẫu hạt các lô giống để tiến hành hậu kiểm.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết: "Công ty Syngenta đưa ra thị trường khu vực Đồng Nai khoảng 300 tấn hạt bắp giống NK67, gồm nhiều lô. Trong đó, sự cố xảy ra trên hai lô giống bắp NK67: 11034055 và 11034053 với số lượng 6,4 tấn giống bắp tại hai huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc. Số lượng hạt giống trên một kg bắp giống ở hai lô này nhiều hơn những lô khác, đầu vụ nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tạo thành quần thể gồm những cây khỏe (hạt giống to) và cây không khỏe (hạt giồng nhỏ) đan xen nhau”.

Trước thực trạng này, Sở NN-PTNT Đồng Nai phối hợp với các huyện có diện tích bắp NK67 bị thiệt hại đánh giá diện tích, mức độ thiệt hại và Công ty Sygenta thỏa thuận mức “đền bù” là 13 triệu đồng/ha. Đến ngày 18-6, đã “đền bù” được 392ha, số hộ nông dân bị thiệt hại còn lại Công ty Syngenta sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương kiểm tra, đánh giá “đền bù”.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đang củng cố, thu thập hồ sơ và sẽ tổ chức họp giữa Công ty Sygenta, các địa phương có liên quan và nông dân để hướng dẫn nông dân chăm sóc diện tích bắp còn lại; không để thiệt hại cho nông dân và không để khiếu kiện; Công ty Sygenta phải chịu trách nhiệm về các vi phạm và phải chịu xử lý theo quy định hiện hành.

Đáng nói, không chỉ có hàng trăm hộ nông dân ở Đồng Nai bị thiệt hại, ở các tỉnh Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiều nông dân cũng đang điêu đứng do giống bắp NK67 kém chất lượng để lại.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để Người Nuôi Tôm “Khỏe”? Làm Gì Để Người Nuôi Tôm “Khỏe”?

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

11/08/2014
Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu Bạc Liêu Gia Tăng Chuỗi Giá Trị Gạo Xuất Khẩu

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

11/08/2014
Xuất Khẩu Nông Sản Sang UAE Tăng Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Sang UAE Tăng Mạnh

Xuất Khẩu nông sản sang UAE tăng do tình hình kinh tế năm 2014 của UAE tiếp tục tăng trưởng ổn định từ 4,4- 4,7% khiến nhu cầu tiêu dùng tăng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thực phẩm, trong đó có triển lãm SIAL ME và Gulf Food.

11/08/2014
Cá Linh Đầu Mùa Cá Linh Đầu Mùa

Cuối tháng 6 âm lịch, cá linh theo con nước tràn về vùng đầu nguồn An Phú. Chẳng biết quá trình sinh sản của loài cá này bắt nguồn từ đâu nhưng khi về đến xã biên giới Vĩnh Hội Đông thì chúng đã to bằng đầu đũa ăn. Từ xưa, người dân vùng lũ không dùng từ “nhỏ” để gọi những con cá linh còn bé xíu, thay vào đó họ dùng từ “non”. Đây là cách gọi đã thành thói quen và cá linh non trở thành món ngon được nhiều người tìm mua khi chúng vừa xuất hiện tại các chợ.

11/08/2014
Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.

11/08/2014