Điều Bình Phước sẽ có chỉ dẫn địa lý

Ngày 11-11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.
Dự án sẽ thí điểm thực hiện với 2 chỉ dẫn điều Bình Phước và tiêu Quảng Trị.
Đây là dự án được tài trợ bởi Quỹ tăng cường năng lực thương mại, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam.
Dự án có tổng kinh phí 1,298 triệu USD, trong đó vốn do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ không hoàn lại 1 triệu 97,4 ngàn USD.
Dự án do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì và được thực hiện trong 3 năm, trong đó có chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc xác định nguồn gốc, khả năng truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa lên hàng đầu.
Mục tiêu tổng quan của dự án là tăng cường hệ thống quản lý, công nhận, bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Hệ thống này sẽ cho phép nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm truyền thống trên thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn gốc xuất xứ để chống lại nạn hàng giả.
Lợi ích chính của dự án này là hiệu quả thu được từ các dự án thí điểm sẽ được áp dụng cho việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm khác.
Dự án có 3 hợp phần thể chế, kỹ thuật và thương mại nhằm nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc đăng ký, quảng bá chỉ dẫn địa lý, tăng cường khả năng sản xuất và kiểm soát nội bộ chỉ dẫn địa lý hiệp hội các nhà sản xuất.
Hiện nay, diện tích điều Bình Phước khoảng 135 ngàn ha, chiếm 45% tổng diện tích điều cả nước nhưng chiếm hơn 60% về sản lượng với khoảng 189 ngàn tấn.
Toàn tỉnh có khoảng 260 doanh nghiệp tham gia chế biến và sản xuất, hơn 100 cơ sở sản xuất nhỏ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít (45 doanh nghiệp).
Cùng với các doanh nghiệp điều cả nước, hạt điều Bình Phước hiện được xuất sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chuẩn bị được ký kết, việc điều Bình Phước được lựa chọn tham gia dự án là một cơ hội rất tốt để nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt điều ở thị trường trong nước và quốc tế.
Kết quả của dự án sẽ góp phần hoàn thiện khung thể chế, pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hạt điều Bình Phước vươn xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/8/2014, 9 con cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Bình Định được vận chuyển bằng đường hàng không đã chào bán tại Trung tâm đấu giá hải sản Nhật Bản. Kết quả thật bất ngờ, phần lớn cá ngừ được người Nhật mua với giá 1.200 Yên, tương đương 220.000 đồng/kg. Có con bán với giá 420.000 đồng/kg và duy nhất một con cá bán với giá thấp khoảng 250 Yên, tức chỉ 50.000 đồng/kg.

Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có bảo đảm cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: nguồn nước, đường điện, giao thông thuỷ bộ, đồng vốn, kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh…

Do sản lượng đánh bắt liên tục tăng cao nên trong tuần qua, giá cá bạc má, cá đốm có chiều hướng giảm, từ 35.000đ/kg xuống 25.000.đ/kg. Mặc dù giá cá giảm nhưng do sản lượng đánh bắt nhiều nên thu nhập của một số ngư dân huyện Quỳnh Lưu vẫn khá cao.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp thu mua cá lóc cỡ 0,5 - 0,8kg/con với giá dao động 35.000 đồng - 38.000 đồng/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 đồng - 24.500 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), giá lươn kích cỡ 200 - 300 gram/con bán trên - dưới 150.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá tôm loại I là 260.000 đồng/kg, loại II là 210.000đ/kg và loại III là 180.000 đồng/kg...

Huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có đàn trâu hơn 15.000 con; đàn bò 1.100 con; đàn lợn 80.500 con. Để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh và rét, bước vào đầu vụ thu đông, huyện đã triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.