Điều Bình Phước sẽ có chỉ dẫn địa lý

Ngày 11-11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.
Dự án sẽ thí điểm thực hiện với 2 chỉ dẫn điều Bình Phước và tiêu Quảng Trị.
Đây là dự án được tài trợ bởi Quỹ tăng cường năng lực thương mại, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam.
Dự án có tổng kinh phí 1,298 triệu USD, trong đó vốn do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ không hoàn lại 1 triệu 97,4 ngàn USD.
Dự án do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì và được thực hiện trong 3 năm, trong đó có chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc xác định nguồn gốc, khả năng truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa lên hàng đầu.
Mục tiêu tổng quan của dự án là tăng cường hệ thống quản lý, công nhận, bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Hệ thống này sẽ cho phép nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm truyền thống trên thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn gốc xuất xứ để chống lại nạn hàng giả.
Lợi ích chính của dự án này là hiệu quả thu được từ các dự án thí điểm sẽ được áp dụng cho việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm khác.
Dự án có 3 hợp phần thể chế, kỹ thuật và thương mại nhằm nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc đăng ký, quảng bá chỉ dẫn địa lý, tăng cường khả năng sản xuất và kiểm soát nội bộ chỉ dẫn địa lý hiệp hội các nhà sản xuất.
Hiện nay, diện tích điều Bình Phước khoảng 135 ngàn ha, chiếm 45% tổng diện tích điều cả nước nhưng chiếm hơn 60% về sản lượng với khoảng 189 ngàn tấn.
Toàn tỉnh có khoảng 260 doanh nghiệp tham gia chế biến và sản xuất, hơn 100 cơ sở sản xuất nhỏ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít (45 doanh nghiệp).
Cùng với các doanh nghiệp điều cả nước, hạt điều Bình Phước hiện được xuất sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chuẩn bị được ký kết, việc điều Bình Phước được lựa chọn tham gia dự án là một cơ hội rất tốt để nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt điều ở thị trường trong nước và quốc tế.
Kết quả của dự án sẽ góp phần hoàn thiện khung thể chế, pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hạt điều Bình Phước vươn xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.