Điều Bình Phước sẽ có chỉ dẫn địa lý

Ngày 11-11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.
Dự án sẽ thí điểm thực hiện với 2 chỉ dẫn điều Bình Phước và tiêu Quảng Trị.
Đây là dự án được tài trợ bởi Quỹ tăng cường năng lực thương mại, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam.
Dự án có tổng kinh phí 1,298 triệu USD, trong đó vốn do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ không hoàn lại 1 triệu 97,4 ngàn USD.
Dự án do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì và được thực hiện trong 3 năm, trong đó có chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc xác định nguồn gốc, khả năng truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa lên hàng đầu.
Mục tiêu tổng quan của dự án là tăng cường hệ thống quản lý, công nhận, bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Hệ thống này sẽ cho phép nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm truyền thống trên thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn gốc xuất xứ để chống lại nạn hàng giả.
Lợi ích chính của dự án này là hiệu quả thu được từ các dự án thí điểm sẽ được áp dụng cho việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm khác.
Dự án có 3 hợp phần thể chế, kỹ thuật và thương mại nhằm nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc đăng ký, quảng bá chỉ dẫn địa lý, tăng cường khả năng sản xuất và kiểm soát nội bộ chỉ dẫn địa lý hiệp hội các nhà sản xuất.
Hiện nay, diện tích điều Bình Phước khoảng 135 ngàn ha, chiếm 45% tổng diện tích điều cả nước nhưng chiếm hơn 60% về sản lượng với khoảng 189 ngàn tấn.
Toàn tỉnh có khoảng 260 doanh nghiệp tham gia chế biến và sản xuất, hơn 100 cơ sở sản xuất nhỏ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít (45 doanh nghiệp).
Cùng với các doanh nghiệp điều cả nước, hạt điều Bình Phước hiện được xuất sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chuẩn bị được ký kết, việc điều Bình Phước được lựa chọn tham gia dự án là một cơ hội rất tốt để nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt điều ở thị trường trong nước và quốc tế.
Kết quả của dự án sẽ góp phần hoàn thiện khung thể chế, pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hạt điều Bình Phước vươn xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Bắc (Cục BVTV - Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang đang thực hiện thí điểm mô hình tổ dịch vụ BVTV trên lúa tại xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Tăng Tiến (Việt Yên).

Đó là lời chia sẻ của anh Nông Văn Chính, chủ cở sở sản xuất miến dong Chính-Tuyển ở thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì), khi được hỏi về bí quyết đem lại sự thành công trong sản xuất miến dong với doanh thu mỗi năm mấy tỷ đồng.

Đến thời điểm này, 70/80ha mía của bà con nông dân các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ, Nông Thịnh và một số xã lân cận của huyện Chợ Mới đã được tiêu thụ xong. Còn lại trên 10ha bị sâu bệnh hại, đang được người dân bán lẻ, tốc độ tiêu thụ chậm, giá bán dao động từ 3-5 nghìn đồng/1 cây.

Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.