Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều Bình Phước sẽ có chỉ dẫn địa lý

Điều Bình Phước sẽ có chỉ dẫn địa lý
Ngày đăng: 27/11/2015

Ngày 11-11, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.

Dự án sẽ thí điểm thực hiện với 2 chỉ dẫn điều Bình Phước và tiêu Quảng Trị.

Đây là dự án được tài trợ bởi Quỹ tăng cường năng lực thương mại, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam.

Dự án có tổng kinh phí 1,298 triệu USD, trong đó vốn do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ không hoàn lại 1 triệu 97,4 ngàn USD.

Dự án do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì và được thực hiện trong 3 năm, trong đó có chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc xác định nguồn gốc, khả năng truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa lên hàng đầu.

Mục tiêu tổng quan của dự án là tăng cường hệ thống quản lý, công nhận, bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

Hệ thống này sẽ cho phép nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm truyền thống trên thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn gốc xuất xứ để chống lại nạn hàng giả.

Lợi ích chính của dự án này là hiệu quả thu được từ các dự án thí điểm sẽ được áp dụng cho việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm khác.

Dự án có 3 hợp phần thể chế, kỹ thuật và thương mại nhằm nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc đăng ký, quảng bá chỉ dẫn địa lý, tăng cường khả năng sản xuất và kiểm soát nội bộ chỉ dẫn địa lý hiệp hội các nhà sản xuất.

Hiện nay, diện tích điều Bình Phước khoảng 135 ngàn ha, chiếm 45% tổng diện tích điều cả nước nhưng chiếm hơn 60% về sản lượng với khoảng 189 ngàn tấn.

Toàn tỉnh có khoảng 260 doanh nghiệp tham gia chế biến và sản xuất, hơn 100 cơ sở sản xuất nhỏ.

Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít (45 doanh nghiệp).

Cùng với các doanh nghiệp điều cả nước, hạt điều Bình Phước hiện được xuất sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chuẩn bị được ký kết, việc điều Bình Phước được lựa chọn tham gia dự án là một cơ hội rất tốt để nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt điều ở thị trường trong nước và quốc tế.

Kết quả của dự án sẽ góp phần hoàn thiện khung thể chế, pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hạt điều Bình Phước vươn xa ra thị trường quốc tế.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

24/04/2014
Tài Văn (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Nuôi Bò Tài Văn (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Nuôi Bò

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

24/04/2014
Cần Hỗ Trợ Người Dân Tái Canh Cây Cà Phê Cần Hỗ Trợ Người Dân Tái Canh Cây Cà Phê

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.

24/04/2014
Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

24/04/2014
Triển Vọng Từ Dự Án Triển Vọng Từ Dự Án "Mở Rộng Mô Hình Trồng Quýt" Ở Ba Bể (Bắc Kạn)

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn thực hiện nhiều mô hình, dự án, áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa nông sản, trong đó có cây quýt thành sản phẩm hàng hóa.

24/04/2014