Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Diệt Ốc Bươu Vàng Và Chuột

Diệt Ốc Bươu Vàng Và Chuột
Ngày đăng: 08/08/2013

ĐBSCL đang vào mùa nước nổi, rất thuận lợi cho ốc bươu vàng (OBV) và chuột sinh sôi nảy nở. Những năm gần đây chúng là những đối tượng gây hại rất lớn cho lúa ở ĐBSCL. Để giảm bớt thiệt hại do các đối tượng này gây ra, trước khi vào vụ đông xuân, bà con nông dân cần chuẩn bị biện pháp đối phó với chúng như:

Trứng ốc bươu vàng

1. Với OBV:

- Tập trung bắt và diệt ổ trứng khi chúng còn ở trong ao, đìa, sông rạch. Dùng các biện pháp như bắt tay, kéo lưới hay rút cạn nước và thả vịt vào cho chúng ăn ốc.

- Những ruộng lúa đã thu hoạch thì cần trục nhấn ngay làm giảm bớt gốc rạ, cỏ để OBV không có nơi đẻ trứng.

- Dùng lưới nilon hay rào chắn ngang các đường nước, chúng sẽ tập trung vào một chỗ và dùng rổ bắt dễ dàng.

- Khi làm đất cần thu gom và diệt ốc trước khi xuống giống lúa. Khi rút cạn nước thì thả vịt đẻ vào cho chúng mò ốc, vịt rất thích ăn ốc và chúng sẽ bắt hết những con ốc nhỏ.

- Khi xuống giống khoảng 10 ngày thì cho nước vào ruộng, bón phân đợt đều kết hợp với thuốc ốc (thuốc dạng hạt), nhất là những chỗ trũng OBV thường tập trung với mật số lớn.

- Diệt trừ ốc thường xuyên bằng cách dùng OBV để nuôi cá, tôm càng xanh, gà vịt, heo sẽ thu hút nhân công bắt ốc.

- Dùng các phụ phẩm nông nghiệp như lá khoai lang, lá khoai môn, vỏ xơ mít để dẫn dụ chúng tập trung lại bắt.

- Chú ý diệt ốc ngay đầu vụ sẽ có ý nghĩa quyết định vì chúng chỉ hại lúa trong tháng đầu.

2. Với chuột:

Mùa này chuột tập trung nhiều trên các gò cao vì nước đã ngập ruộng, vì thế diệt chuột thời gian này rất dễ và rất có ý nghĩa. Các biện pháp như:

- Sử dụng các phương pháp thủ công như cùng chó săn, đào hang, soi đèn ban đêm để diệt chuột hoặc dùng các loại bẫy như bẫy sập, bẫy lồng. Căn cứ vào vết chân chuột trên đất mà chọn nơi đặt bẫy mới đem lại hiệu quả cao.

- Sử dụng các phương pháp canh tác như: Dọn sạch cỏ bờ, bụi rậm để tránh nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.

- Sử dụng bẫy cây trồng: Cứ 10-15 ha làm một bẫy, ruộng bẫy khoảng 1.000 m2, đặt giữa khu ruộng và xuống giống trước khoảng 15 ngày. Dùng cọc tre, dây chì và nilon bao xung quanh ruộng bẫy. Khoét lỗ đặt từ 4-8 lồng hom bằng kẽm xung quanh ruộng bẫy để bắt chuột. Biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao cho cả cộng đồng.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học để trộn với mồi như Rat-K, thuốc sinh học Biorat để diệt chuột trước khi xuống giống lúa.

- Chất chà mùa này cũng rất hiệu quả vì chuột ở tập trung trên bờ cao, cần dùng các loại mồi như lúa, ốc rải ngoài và trong chà để chúng rủ nhau tới ăn và làm tổ. Cứ 20-25 ngày thì dỡ chà một lần, sau mỗi lần lại tạo chà mới, làm được như vậy thì từ nay đến khi xuống giống chuột sẽ giảm rất nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu giống lúa DT80 Giới thiệu giống lúa DT80

Giống lúa DT80 được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến dòng lúa thuần TL6.2 mang QLT/gen chịu mặn Saltol (chọn lọc từ tổ hợp lai LT6/FL478)

16/07/2019
Giới thiệu giống lúa DT88 Giới thiệu giống lúa DT88

Giống lúa DT88 được chọn tạo từ tổ hợp lai Hoa sữa/IRBB, sử dụng phương pháp chọn cá thể kết hợp CTPT, được sản xuất thử nghiệm theo quyết định số 64/QĐ-TT-CLT

16/07/2019
Giới thiệu giống lúa chất lượng OM4900 Giới thiệu giống lúa chất lượng OM4900

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL)

16/07/2019
Chủ động phòng, chống bệnh lùn sọc đen trong vụ mùa Chủ động phòng, chống bệnh lùn sọc đen trong vụ mùa

Trong điều kiện thời tiết vụ mùa nắng nóng thuận lợi cho rầy lưng trắng - môi giới truyền bệnh phát sinh, do vậy, nguy cơ gây hại của bệnh LSĐ ở vụ mùa rất cao

18/07/2019
Một số kinh nghiệm phòng trừ tuyến trùng hại rễ trên cây lúa Một số kinh nghiệm phòng trừ tuyến trùng hại rễ trên cây lúa

Để giúp cho bà con nông dân chủ động phòng trừ đối tượng bệnh hại trên, xin giới thiệu đến bà con nông dân một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh tuyến trùng gây hại

18/07/2019