Diệt Chuột Bằng Bẫy Phên Tự Làm

Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển nhanh nhưng cũng chưa vụ nào ở Hòa Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chuột nhiều như vụ này. Từ đầu vụ, Ban quản trị HTX chủ động tổ chức 3 đợt rải mồi diệt chuột bằng thuốc sinh học trên diện tích canh tác toàn xã. Các hộ nông dân nhà nào cũng chống chuột bằng cách căng nilon bao vây quanh ruộng, một số hộ kết hợp cả diệt chuột bằng thuốc tự mua, song chuột vẫn rất nhiều.
Nhìn ba sào lúa mới cấy bị chuột cắn nham nhở, anh Trịnh Văn Thiện thôn Liên Thắng quyết định diệt chuột bằng bẫy. Anh tận dụng tre, luồng cũ làm 7 cái bẫy sập, chiều tối hàng ngày anh ra đồng đăït cài bẫy vừa ở trên bờ vừa ở trong ruộng lúa, 9 giờ đêm anh đi thu chuột và cài lại bẫy. Anh Thiện tâm sự: “Thấy chuột sập bẫy chết nhiều, tôi làm thêm bẫy cho bố mẹ tôi cài ở ruộng nhà các cụ, hướng dẫn anh em và mọi người cùng làm và đặt bẫy. Riêng tôi, dù chỉ cài bẫy quanh ba sào ruộng của gia đình, đến nay số chuột sập bẫy chết khoảng 120 con.
Ưu điểm là: bẫy làm đơn giản, tận dụng vật liệu tre luồng, gỗ cũ ai cũng làm được bẫy, sử dụng được nhiều vụ, ít tốn kém, hiệu quả diệt chuột cao. Thu gom chuột chết xong, lấy đất ruộng xoa lên mặt nền bẫy một lớp mỏng, rải mồi mới chuột lại đến không nghi ngờ gì do bẫy phên đất sau khi cài xong tạo thành như một hang kín thu hút chuột tiếp tục vào ăn. Mưa, nắng không lo mồi chuột hỏng như mồi trộn thuốc”.
Thông tin về thành tích diệt chuột của anh Thiện lan nhanh đến các hộ nông dân trong thôn, trong xã. Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tìm hiểu và làm ngay 2 bẫy bằng luồng, bằng gỗ và trực tiếp phổ biến hướng dẫn cho bà con xã viên trong lớp học trồng trọt, Đài Truyền thanh xã liên tục tuyên truyền phát động phong trào diệt chuột bằng bẫy tự làm, được nông dân trong xã hưởng ứng. Sau hai tháng, phong trào diệt chuột đã lan rộng ra nhiều hộ trong toàn xã.
Chủ nhiệm HTX DVNN Đoàn Văn Hà cho biết: Trên đồng ruộng hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình làm bẫy theo phương pháp trên, tuy HTX chưa thống kê hết số lượng hộ xã viên và số lượng bẫy trong toàn xã là bao nhiêu nhưng thực tế nạn chuột phá hoại giảm rất nhiều, lúa mùa toàn xã đang phát triển rất tốt. Ban quản trị HTX đang nghiên cứu cơ chế để khuyến khích, duy trì, phát triển phong trào diệt chuột bằng bẫy phên liên tục, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).