Diệt Chuột Bằng Bẫy Phên Tự Làm

Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển nhanh nhưng cũng chưa vụ nào ở Hòa Bình (Vũ Thư, Thái Bình) chuột nhiều như vụ này. Từ đầu vụ, Ban quản trị HTX chủ động tổ chức 3 đợt rải mồi diệt chuột bằng thuốc sinh học trên diện tích canh tác toàn xã. Các hộ nông dân nhà nào cũng chống chuột bằng cách căng nilon bao vây quanh ruộng, một số hộ kết hợp cả diệt chuột bằng thuốc tự mua, song chuột vẫn rất nhiều.
Nhìn ba sào lúa mới cấy bị chuột cắn nham nhở, anh Trịnh Văn Thiện thôn Liên Thắng quyết định diệt chuột bằng bẫy. Anh tận dụng tre, luồng cũ làm 7 cái bẫy sập, chiều tối hàng ngày anh ra đồng đăït cài bẫy vừa ở trên bờ vừa ở trong ruộng lúa, 9 giờ đêm anh đi thu chuột và cài lại bẫy. Anh Thiện tâm sự: “Thấy chuột sập bẫy chết nhiều, tôi làm thêm bẫy cho bố mẹ tôi cài ở ruộng nhà các cụ, hướng dẫn anh em và mọi người cùng làm và đặt bẫy. Riêng tôi, dù chỉ cài bẫy quanh ba sào ruộng của gia đình, đến nay số chuột sập bẫy chết khoảng 120 con.
Ưu điểm là: bẫy làm đơn giản, tận dụng vật liệu tre luồng, gỗ cũ ai cũng làm được bẫy, sử dụng được nhiều vụ, ít tốn kém, hiệu quả diệt chuột cao. Thu gom chuột chết xong, lấy đất ruộng xoa lên mặt nền bẫy một lớp mỏng, rải mồi mới chuột lại đến không nghi ngờ gì do bẫy phên đất sau khi cài xong tạo thành như một hang kín thu hút chuột tiếp tục vào ăn. Mưa, nắng không lo mồi chuột hỏng như mồi trộn thuốc”.
Thông tin về thành tích diệt chuột của anh Thiện lan nhanh đến các hộ nông dân trong thôn, trong xã. Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tìm hiểu và làm ngay 2 bẫy bằng luồng, bằng gỗ và trực tiếp phổ biến hướng dẫn cho bà con xã viên trong lớp học trồng trọt, Đài Truyền thanh xã liên tục tuyên truyền phát động phong trào diệt chuột bằng bẫy tự làm, được nông dân trong xã hưởng ứng. Sau hai tháng, phong trào diệt chuột đã lan rộng ra nhiều hộ trong toàn xã.
Chủ nhiệm HTX DVNN Đoàn Văn Hà cho biết: Trên đồng ruộng hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình làm bẫy theo phương pháp trên, tuy HTX chưa thống kê hết số lượng hộ xã viên và số lượng bẫy trong toàn xã là bao nhiêu nhưng thực tế nạn chuột phá hoại giảm rất nhiều, lúa mùa toàn xã đang phát triển rất tốt. Ban quản trị HTX đang nghiên cứu cơ chế để khuyến khích, duy trì, phát triển phong trào diệt chuột bằng bẫy phên liên tục, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.