Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích trồng nếp tăng

Diện tích trồng nếp tăng
Ngày đăng: 19/11/2015

Diện tích xuống giống nếp tăng và có xu hướng tiếp tục tăng đang gây lo lắng cho ngành chuyên môn của huyện Tháp Mười.

Ông Lê Văn Xị ở ấp 4, xã Mỹ Đông cho biết, ở cánh đồng của ông diện tích trồng nếp đã tăng thêm khoảng 20ha, riêng gia đình ông có 4ha cũng xuống giống toàn nếp.

Theo ông Xị, nông dân chuyển sang trồng nếp nhiều là do vụ 3 vừa rồi giá lúa xuống quá thấp, cộng thêm ảnh hưởng của thời tiết làm năng suất lúa sụt giảm, nhiều nông dân không bán được lúa hoặc bán với giá thấp, sản xuất không có lời thậm chí lỗ vốn, trong khi đó giá nếp vẫn ở mức cao, trên 5.500 đồng/kg và có rất nhiều thương lái đến hỏi mua.

Ông Cao Văn Cun ở xã Đốc Binh Kiều cũng chuyển trên 1ha lúa của gia đình sang trồng nếp từ vụ 3 vừa rồi.

Trong khi giá lúa ở vụ 3 rất thấp thì ông bán nếp cao hơn lúa trên 1.000 đồng/kg, vì vậy vụ đông xuân này ông quyết định tiếp tục trồng nếp.

Hiện tại, nông dân chỉ sản xuất giống nếp có chất lượng cao là nếp 46 và nếp sáp, được thương lái bao tiêu nên rất an tâm.

Được biết, trong gần 3 ngàn ha nếp có khoảng 50% diện tích nông dân được thương lái ký hợp đồng bao tiêu với giá 5.500 đồng/kg; thương lái cung cấp giống và cho nông dân ứng trước 5 triệu đồng/ha.

Mặc dù giống do thương lái cung cấp và bao tiêu, có hợp đồng hẳn hoi, tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm ở đây là thị trường tiêu thụ của nếp có rộng như thương lái nói và một khi giá nếp sụt giảm thì những bảng hợp đồng giữa thương lái và người dân có giá trị pháp lý và có hỗ trợ như thế nào khi chính những nông dân ký hợp đồng với thương lái cũng không quan tâm.

Là người trồng trên 15 vụ nếp, ông Cao Văn Trung ở xã Đốc Binh Kiều cho biết: Trồng nếp nếu không biết cách chăm sóc thì rất dễ bị sâu rầy, đặc biệt là năng suất sẽ giảm.

Theo ông Trung, hiện nhu cầu tiêu thụ nếp rất lớn vì theo lời các thương lái, nếp có thể xuất khẩu sang các nước Nhật, Mỹ, Pháp và dùng để sản xuất bia.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành chuyên môn huyện Tháp Mười, diện tích xuống giống nếp đã tăng gần gấp đôi so với vụ đông xuân năm ngoái, chiếm 6,8% diện tích sản xuất toàn huyện và khả năng diện tích này còn cao hơn.

Qua trao đổi với nhiều nông dân thì có nhiều nguyên nhân để nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng nếp là do vụ đông xuân nếp có năng suất cao và nhu cầu tiêu thụ ngày Tết tăng.

Ngoài ra, còn có một số thông tin được thương lái truyền tai cho nông dân là xuất sang các thị trường lớn, có thể sản xuất bia đã khiến cho diện tích nếp tăng nhanh.

Trao đổi về vấn đề này, Kỹ sư Võ Văn Dũng - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười cho biết: Diện tích nếp tăng ở vụ đông xuân là có cơ sở, do giá lúa không ổn định, nhu cầu tiêu thụ nếp ngày Tết tăng.

Tuy nhiên việc tăng ồ ạt dễ dẫn đến khả năng cung vượt cầu.

Điều mà huyện lo lắng hơn là khi vụ đông xuân nhu cầu tiêu thụ nếp cao cộng thêm những thông tin không chính thống dễ dẫn đến việc nông dân chủ quan tiếp tục tăng diện tích trồng nếp.

Ngoài ra, nếp có thời gian sinh trưởng dài hơn lúa, khả năng bị ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ nhiều hơn.

Sản xuất giống chất lượng, chi phí thấp, năng suất cao, lợi nhuận cao là nhu cầu chính đáng của người nông dân.

Tuy nhiên, mỗi người nông dân cần tìm hiểu kỹ cung - cầu của thị trường trước khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng nếp, tránh tình trạng cung vượt cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, thu nhập của chính người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

08/09/2014
Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn Tìm Đường “Xuất Ngoại” Cho Thịt Lợn

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

08/09/2014
Thủy Sản Tăng Giá, Ngư Dân Vươn Khơi Thủy Sản Tăng Giá, Ngư Dân Vươn Khơi

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

08/09/2014
Huyện Như Thanh Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn Hỗ Trợ Nông Dân Huyện Như Thanh Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn Hỗ Trợ Nông Dân

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

23/06/2014
Hỗ Trợ Chăn Nuôi Nông Hộ Hỗ Trợ Chăn Nuôi Nông Hộ

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

08/09/2014