Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.
Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó phòng NN-PTNT huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, nếu như trồng mè cho lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ; khoai lang 250 triệu đồng/ha/vụ; đậu bắp lời 70 triệu đồng/ha/vụ; dưa lê lời 170 triệu đồng/ha/vụ; huệ lời 150 - 180 triệu đồng/ha; nấm rơm lời 200 - 240 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận của cây đậu nành kém xa. Vì vậy, nông dân ngày càng từ bỏ cây đậu nành.
Sở NN - PTNT các tỉnh ĐBSCL cho rằng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đậu nành rất lớn; cộng với lợi ích của trồng đậu nành là tiết kiệm được nước tưới, hạn chế phát sinh mầm bệnh, trồng đậu nành giữa 2 vụ lúa góp phần cải tạo đất rất tốt… Tuy nhiên, để nâng diện tích đậu nành, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ sản xuất, gắn liên kết 4 nhà, xây dựng vùng đậu nành diện tích lớn có sự đầu tư và bao tiêu đầu ra giữa doanh nghiệp và nông dân. Làm sao nâng được lợi nhuận cao lên thì nông dân sẽ quay lại trồng đậu nành, nhất là trồng vụ xuân hè rất phù hợp với tình hình khô hạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lê Văn Chơn (31 tuổi) ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, tận dụng ao nuôi cá tra bỏ trống (khoảng 5.000m2), ông chuyển sang mô hình nuôi trứng nước.

Nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, ngày 10-2-2012, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Dự án "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt laisind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội" và giao cho Công ty Giống gia súc Hà Nội làm chủ đầu tư. Sau hơn một năm thực hiện, bước đầu dự án đã thu được những kết quả khả quan.

Là địa phương có thế mạnh về cây ăn trái, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) đang tích cực phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống người dân nông thôn...

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…