Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 13/04/2013

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó phòng NN-PTNT huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, nếu như trồng mè cho lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ; khoai lang 250 triệu đồng/ha/vụ; đậu bắp lời 70 triệu đồng/ha/vụ; dưa lê lời 170 triệu đồng/ha/vụ; huệ lời 150 - 180 triệu đồng/ha; nấm rơm lời 200 - 240 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận của cây đậu nành kém xa. Vì vậy, nông dân ngày càng từ bỏ cây đậu nành.

Sở NN - PTNT các tỉnh ĐBSCL cho rằng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đậu nành rất lớn; cộng với lợi ích của trồng đậu nành là tiết kiệm được nước tưới, hạn chế phát sinh mầm bệnh, trồng đậu nành giữa 2 vụ lúa góp phần cải tạo đất rất tốt… Tuy nhiên, để nâng diện tích đậu nành, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ sản xuất, gắn liên kết 4 nhà, xây dựng vùng đậu nành diện tích lớn có sự đầu tư và bao tiêu đầu ra giữa doanh nghiệp và nông dân. Làm sao nâng được lợi nhuận cao lên thì nông dân sẽ quay lại trồng đậu nành, nhất là trồng vụ xuân hè rất phù hợp với tình hình khô hạn hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá” Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá”

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.

07/11/2013
Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.

07/11/2013
Tôm Hùm Tăng Giá, Người Nuôi Có Được Lợi? Tôm Hùm Tăng Giá, Người Nuôi Có Được Lợi?

Nhiều mặt hàng thủy sản tăng giá trong vòng 1-2 tháng qua đã khiến giới kinh doanh mặt hàng này đưa ra dự báo, nhiều khả năng một số loại thủy sản sẽ lên cơn sốt giá vào cuối năm nay. Nhưng người nuôi có được lợi?

07/11/2013
Triển Khai Các Biện Pháp Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Triển Khai Các Biện Pháp Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Bộ NNPTNT vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, TP có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản đồng bộ.

07/11/2013
Triển Vọng Cây Rong Nho Triển Vọng Cây Rong Nho

Rong nho là đối tượng thủy sản mới, được đưa vào trồng ở địa bàn thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) cách đây 2 năm. Kết quả bước đầu cho thấy rong nho thích hợp với môi trường mặt nước ven đầm Nại, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng rong sụn.

07/11/2013