Diện Tích Tôm Nuôi Nhiễm Bệnh Năm 2014 Tăng 6%

Trong năm 2014, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh của tỉnh Sóc Trăng là 21,297 ha trong đó có 18.808 ha mất trắng, chiếm 35,4% diện tích thả nuôi, tăng 6% so với cùng kỳ.
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.
Ngoài ra, trong năm, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 205.000 tấn, bằng 97,2% so với kế hoạch, tăng 5,1% so với năm 2013 bao gồm sản lượng nuôi trồng là 147.000 tấn trong đó tôm nuôi nước lợ là 82.200 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ.
Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ, kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh được tổ chức vào sáng ngày 09/01/2015, ông Lê Thành Trí – PCT UBND tỉnh cho biết, mặc dù sản lượng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh có tăng nhưng nhìn chung tình hình nuôi trồng năm nay còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết, môi trường nuôi nhiều biến động, mầm bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả và đời sống của bà con nuôi tôm. Theo đó, trong năm, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh của tỉnh là 21,297 ha trong đó có 18.808 ha mất trắng, chiếm 35,4% diện tích thả nuôi, tăng 6% so với cùng kỳ.
Về phương hướng nhiệm vụ 2015, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020” gắn liền với xây dựng nông thôn mới. Riêng trong lĩnh vực thủy sản, dự kiến năm 2015, tổng diện tích thả nuôi của toàn tỉnh là 68.000 ha, trong đó tôm là 45.000 ha với sản lượng 90.030 tấn.
Để đạt mục tiêu trên, ông Quách Văn Nam – GĐ sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng khẳng định ngành sẽ tập trung mọi nguồn lực triển khai các giải pháp nhằm không chế dịch bệnh với mục tiêu kiểm soát diện tích nhiễm bệnh không vượt quá 20% tổng diện tích thả nuôi. Song song với đó, ngành cũng sẽ tích cực triển khai các mô hình nuôi tôm bền vững, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng con giống, vật tư nguyên liệu đầu vào.
Có thể bạn quan tâm

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.

Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.