Diện Tích Tôm Nuôi Nhiễm Bệnh Năm 2014 Tăng 6%

Trong năm 2014, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh của tỉnh Sóc Trăng là 21,297 ha trong đó có 18.808 ha mất trắng, chiếm 35,4% diện tích thả nuôi, tăng 6% so với cùng kỳ.
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.
Ngoài ra, trong năm, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 205.000 tấn, bằng 97,2% so với kế hoạch, tăng 5,1% so với năm 2013 bao gồm sản lượng nuôi trồng là 147.000 tấn trong đó tôm nuôi nước lợ là 82.200 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ.
Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ, kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh được tổ chức vào sáng ngày 09/01/2015, ông Lê Thành Trí – PCT UBND tỉnh cho biết, mặc dù sản lượng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh có tăng nhưng nhìn chung tình hình nuôi trồng năm nay còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết, môi trường nuôi nhiều biến động, mầm bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả và đời sống của bà con nuôi tôm. Theo đó, trong năm, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh của tỉnh là 21,297 ha trong đó có 18.808 ha mất trắng, chiếm 35,4% diện tích thả nuôi, tăng 6% so với cùng kỳ.
Về phương hướng nhiệm vụ 2015, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020” gắn liền với xây dựng nông thôn mới. Riêng trong lĩnh vực thủy sản, dự kiến năm 2015, tổng diện tích thả nuôi của toàn tỉnh là 68.000 ha, trong đó tôm là 45.000 ha với sản lượng 90.030 tấn.
Để đạt mục tiêu trên, ông Quách Văn Nam – GĐ sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng khẳng định ngành sẽ tập trung mọi nguồn lực triển khai các giải pháp nhằm không chế dịch bệnh với mục tiêu kiểm soát diện tích nhiễm bệnh không vượt quá 20% tổng diện tích thả nuôi. Song song với đó, ngành cũng sẽ tích cực triển khai các mô hình nuôi tôm bền vững, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng con giống, vật tư nguyên liệu đầu vào.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.

Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.

Giống như tình trạng chung của cả nước, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang gặp nhiều khó khăn do thua lỗ, heo gà quá lứa không tiêu thụ được.

Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.