Diện Tích Ruộng San Phẳng Bằng Máy Tia Laser Quá Ít

Tháng 5-2006, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Năng lượng- máy nông nghiệp của Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trình diễn máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser trên địa bàn huyện Châu Thành.
Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 30% tiền mua máy nhằm khuyến khích nông dân đầu tư phục vụ cho sản xuất lúa theo chương trình “1 phải, 5 giảm”. Tuy nhiên, theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, chỉ có 2 nông dân ở Tri Tôn đầu tư mua máy nên diện tích ruộng được san phẳng bằng máy tia laser còn quá ít, chỉ 157 héc-ta.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả, nguyên nhân do giá bán máy còn quá cao (bao gồm cả máy kéo khoảng 500 triệu đồng), trong khi thời gian hoạt động của máy san đất chỉ vài ngày sau thu hoạch vụ lúa đông xuân nên nông dân ngại đầu tư vì chậm thu hồi vốn.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?