Diện Tích Nuôi Nhử Thủy Sản Giảm

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long), tổng diện tích nuôi nhử thủy sản toàn huyện là 2.077ha, so cùng kỳ giảm 151ha.
Trong đó nuôi cá ruộng lúa 44,2ha, nuôi VAC và nuôi nhử 1.906,3ha, nuôi cá tra xuất khẩu có 126,5ha đang nuôi 37,3ha tập trung ở một số xã ven sông lớn như Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Tân An Luông.
Hiên nay giá cá tra xuất khẩu ở mức 23.000 - 25.000 đ/ kg, lợi nhuận cho người nuôi cá không cao, nên người nuôi không mặn mà chưa tập trung nuôi lại.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.

Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.