Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.
Bà Mai cho biết: Năm 2010, gia đình bắt đầu nuôi thử nghiệm heo rừng lai. Do diện tích nhỏ nên tôi chỉ duy trì 4 heo sinh sản và 1 heo đực giống. Mỗi năm, số heo này đẻ được 30 heo con, tôi nuôi bán thịt hoặc bán giống cho người dân trong vùng và các xã lân cận. Với giá heo hiện nay (100 ngàn đồng/kg heo hơi), nuôi một cặp heo giống gần 2 tháng có giá khoảng 2 triệu đồng nên mỗi năm gia đình thu lãi trên 100 triệu đồng từ bán heo sau khi trừ chi phí.
Để tăng thêm thu nhập, gia đình bà nuôi thêm chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Bà Mai cho hay: Năm 2013, đọc báo nói về hiệu quả từ nuôi chim bồ câu Pháp, gia đình tôi đầu tư 100 triệu đồng xây chuồng trại và mua 55 cặp bồ câu, trong đó 40 cặp đang sinh sản. Hiện gia đình có khoảng 100 cặp chim sinh sản và gần 100 cặp chim giống.
Kỹ thuật nuôi bồ câu rất đơn giản, chỉ cần chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ và chế độ ăn uống phù hợp thì chim phát triển rất nhanh. Một cặp bồ câu trưởng thành đẻ khoảng 7 - 8 lứa/năm nên trung bình mỗi năm gia đình thu về gần 100 triệu đồng.
Nhờ mô hình kết hợp này, đến nay gia đình bà đã có cuộc sống ổn định với mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ông Phan Văn Điểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hưng cho biết: Thời gian tới, hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để khuyến khích các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ lựa chọn để phát triển kinh tế như gia đình chị Mai.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, nguồn nước ở các hồ chứa khô cạn, diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát (Bình Định) giảm mạnh.

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.