Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có Quyết định ban hành quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh BR-VT.
Theo đó, diện tích mặt nước được giao đối với nuôi thủy sản lồng bè không quá 5.000m2, đối với nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ không quá 1ha. Thời hạn giao không quá 20 năm tính từ ngày ghi quyết định giao mặt nước. Đối tượng được thuê mặt nước (phải nộp tiền sử dụng mặt nước) là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu và đủ điều kiện để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.
Có thể bạn quan tâm

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.

Nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, xây đập trên dòng chảy chính tại khu vực hạ nguồn sông Mê Công có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu sinh sống tại đây.