Diện Tích Dưa Hấu Tăng Cao

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.
Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ dưa hấu tăng lên đáng kể, đẩy giá dưa hấu lên từ 10.000-12.000 đồng/kg, người trồng dưa hấu thu lãi từ 250 – 300 triệu đồng/ha.
Chính vì lợi nhuận của cây trồng này mang lại cho người dân trong năm 2013, bước sang năm 2014, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đổ xô đi trồng dưa hấu, nâng diện tích loại cây trồng này lên hơn 113 ha; trong đó chủ yếu tập trung tại các xã: Hòa Tân, Ea Trul, Yang Reh, Hòa Lễ.
Trước tình hình diện tích dưa hấu tăng cao, ngành Nông nghiệp huyện đã kịp thời kiểm tra, đánh giá chất lượng giống các loại của cây trồng này.
Đến thời điểm hiện tại, có 116 hộ dân đầu tư trồng dưa hấu trên địa bàn huyện; trong đó chỉ có 33 hộ là người dân trong huyện, còn lại là người ở huyện Cư Kuin và các tỉnh khác đến thuê đất gieo trồng. Giống dưa được sản xuất trong đợt này chủ yếu là các giống dưa hấu: An Tiêm 95, TN 386 và TM10.
Qua kiểm tra xác minh chất lượng giống dưa do bà con tự mua cho thấy giống dưa hấu An Tiêm 95 và giống dưa hấu TN 386 có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, riêng giống dưa hấu TM10 chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ.
Có thể bạn quan tâm

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.