Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.
Theo đó, tại tỉnh Tiền Giang, nông dân chỉ gieo sạ 78.443ha lúa hè thu, giảm hơn 2.620ha so cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Chợ Gạo giảm hơn 1.250ha để chuyển sang trồng cây thanh long và các cây màu khác; các huyện Cai Lậy, Gò Công Tây giảm hơn 630ha lúa; huyện Tân Phú Đông có hơn 500ha đất lúa không thể gieo sạ lúa do bị nhiễm mặn.
Tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ gieo sạ 20.056ha lúa hè thu, giảm 9,8% so với cùng kỳ; tỉnh An Giang cũng chuyển hơn 7.100ha đất trồng lúa sang trồng cây khác, hoặc luân canh cây lúa với bắp, đậu nành, các loại rau củ quả…
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, khoảng 2.890ha đất trồng lúa đạt hiệu quả thấp đã chuyển sang trồng các loại cây nguyên liệu, rau màu. Tại mô hình trồng bắp lai ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy, trồng bắp lai có lợi nhuận gấp gần 2,8 - 4,5 lần so với trồng lúa và trồng đậu nành có lời gấp hơn sáu lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm qua, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đã phát triển mạnh ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Lục Nam của tỉnh Bắc Giang, trong đó phải kể đến xã Thanh Lâm, khi bà con nơi đây nhiều năm liền thu được kết quả đáng khích lệ từ mô hình trên.

Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Theo kết quả giám sát chủ động của Cơ quan thú y vùng III về sự lưu hành mầm bệnh tai xanh, từ phân tích mẫu huyết thanh cho thấy, tại Hà Tĩnh tỷ lệ lưu hành vi-rút tai xanh lên tới 40%, tại Nghệ An là 11%.