Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.
Theo đó, tại tỉnh Tiền Giang, nông dân chỉ gieo sạ 78.443ha lúa hè thu, giảm hơn 2.620ha so cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Chợ Gạo giảm hơn 1.250ha để chuyển sang trồng cây thanh long và các cây màu khác; các huyện Cai Lậy, Gò Công Tây giảm hơn 630ha lúa; huyện Tân Phú Đông có hơn 500ha đất lúa không thể gieo sạ lúa do bị nhiễm mặn.
Tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ gieo sạ 20.056ha lúa hè thu, giảm 9,8% so với cùng kỳ; tỉnh An Giang cũng chuyển hơn 7.100ha đất trồng lúa sang trồng cây khác, hoặc luân canh cây lúa với bắp, đậu nành, các loại rau củ quả…
Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, khoảng 2.890ha đất trồng lúa đạt hiệu quả thấp đã chuyển sang trồng các loại cây nguyên liệu, rau màu. Tại mô hình trồng bắp lai ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy, trồng bắp lai có lợi nhuận gấp gần 2,8 - 4,5 lần so với trồng lúa và trồng đậu nành có lời gấp hơn sáu lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.