Diện Tích Cây Mì Tăng Cao

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.
Vụ Hè thu, các địa phương trồng mới được 8.327 ha mì, bằng 49% kế hoạch vụ và bằng 90,4% SCK. Vụ Thu đông, đến nay toàn tỉnh xuống giống được 2.103 ha, đạt 26,3% kế hoạch vụ và tăng 49% SCK.
Về tình hình dịch hại, trong tháng 8.2014, ngành chức năng không phát hiện diện tích nhiễm mới rệp sáp hồng. Ghi nhận 32 ha mì bị bệnh xì mủ thân và cháy lá do vi khuẩn gây hại, trong đó cháy lá 5 ha, với tỷ lệ nhiễm 5% tại huyện Tân Biên; xì mủ thân 27 ha, tỷ lệ nhiễm từ 5-15%, tại các huyện Gò Dầu, Tân Biên và Hòa Thành.
Tháng 8 qua, những cơn mưa lớn và liên tục đã làm ngập úng 1.250 ha mì giai đoạn từ 5- 7 tháng tại huyện Tân Châu. Trong đó có 720 ha mất trắng (tại xã Tân Thành) và 530 ha bị thiệt hại từ 10-50%. Tính đến ngày 26.8, tổng diện tích cây mì bị ngập úng là 1.666 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.