Diện Tích Cây Ăn Trái Ở Cái Bè (Tiền Giang) Tăng

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng trái cây của huyện đạt 199.358 tấn (tăng 30.433 tấn so với cùng kỳ), đạt 71,3% kế hoạch năm. Nhờ tuyên truyền và tổ chức hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện mô hình VietGap, GlobalGap, tổ chức tập huấn, hội thảo phòng chống sâu bệnh trên cây căn trái,... do vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng trái cây ngày càng được nâng lên.
Huyện đang thực hiện Chương trình phát triển toàn diện trên cây Xoài cát Hòa Lộc, qua đó đã cải tạo 30 ha vườn già cỗi và trồng mới 20 ha; triển khai Dự án khôi phục vùng trồng Bưởi lông Cổ Cò với 6.000 cây giống trên diện tích 38 ha tại xã Mỹ Lương và Mỹ Đức Tây; trồng mới 20 ha cây cam sành ở xã Mỹ Lợi A theo dự án Jica - Nhật Bản, (trong đó tổ hợp tác cam sành của xã Mỹ Lợi A có 14 hộ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap).
Có thể bạn quan tâm

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của địa phương, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ nông dân thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

Hiện nay các mặt hàng chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu qua được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gấp đôi so với đầu năm 2010.

Tôm sú có giá trị kinh tế cao đã bị 2 cơ sở kinh doanh ở TT-Huế bơm hóa chất màu trắng đục để tăng trọng lượng khi bán cho các nhà hàng tiệc cưới nhằm thu lợi bất chính.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 6.2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.

Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.