Diện Tích Cây Ăn Trái Ở Cái Bè (Tiền Giang) Tăng

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng trái cây của huyện đạt 199.358 tấn (tăng 30.433 tấn so với cùng kỳ), đạt 71,3% kế hoạch năm. Nhờ tuyên truyền và tổ chức hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện mô hình VietGap, GlobalGap, tổ chức tập huấn, hội thảo phòng chống sâu bệnh trên cây căn trái,... do vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng trái cây ngày càng được nâng lên.
Huyện đang thực hiện Chương trình phát triển toàn diện trên cây Xoài cát Hòa Lộc, qua đó đã cải tạo 30 ha vườn già cỗi và trồng mới 20 ha; triển khai Dự án khôi phục vùng trồng Bưởi lông Cổ Cò với 6.000 cây giống trên diện tích 38 ha tại xã Mỹ Lương và Mỹ Đức Tây; trồng mới 20 ha cây cam sành ở xã Mỹ Lợi A theo dự án Jica - Nhật Bản, (trong đó tổ hợp tác cam sành của xã Mỹ Lợi A có 14 hộ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap).
Có thể bạn quan tâm

Đến tham quan trang trại thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Hữu Phước tại ấp 18, xã Khánh Thuận (Cà Mau), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước thành quả mang lại cho chủ nhân nó.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ cho biết: Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm lúa làm ra được tiêu thụ hết theo hợp đồng; lợi nhuận của nông dân (ND) được đảm bảo, vai trò Hội ND được phát huy trong việc tổ chức lại sản xuất...

Trên địa bàn Hậu Giang, hiện nay chưa có khách hàng vay nuôi tôm, chỉ có khách hàng vay vốn để nuôi cá tra. Tính đến hết tháng 3-2014, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng.

Cuối năm nay, Lý Sơn cũng sẽ có điện lưới quốc gia được thực hiện xuyên biển bằng cáp ngầm. Đây đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện đảo vốn giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng.