Diện Tích Cây Ăn Trái Ở Cái Bè (Tiền Giang) Tăng

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng trái cây của huyện đạt 199.358 tấn (tăng 30.433 tấn so với cùng kỳ), đạt 71,3% kế hoạch năm. Nhờ tuyên truyền và tổ chức hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện mô hình VietGap, GlobalGap, tổ chức tập huấn, hội thảo phòng chống sâu bệnh trên cây căn trái,... do vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng trái cây ngày càng được nâng lên.
Huyện đang thực hiện Chương trình phát triển toàn diện trên cây Xoài cát Hòa Lộc, qua đó đã cải tạo 30 ha vườn già cỗi và trồng mới 20 ha; triển khai Dự án khôi phục vùng trồng Bưởi lông Cổ Cò với 6.000 cây giống trên diện tích 38 ha tại xã Mỹ Lương và Mỹ Đức Tây; trồng mới 20 ha cây cam sành ở xã Mỹ Lợi A theo dự án Jica - Nhật Bản, (trong đó tổ hợp tác cam sành của xã Mỹ Lợi A có 14 hộ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap).
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê trong nước dịp gần đây lên xuống thất thường, khiến cả nông dân lẫn DN bối rối, không biết đường nào mà mua bán.

Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.

Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thơi (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) là một trong những mô hình điển hình trong chăn nuôi khép kín hiệu quả tại địa phương. Nhờ mô hình nuôi heo này, không những giúp đời sống kinh tế của gia đình anh khá lên mà còn đưa ra được hướng chăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế dịch bệnh.

Sáng 23-5, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Emina, Nemato-Padco, Chaeto-Padco phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu tại phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).

Câu chuyện một doanh nghiệp trồng mía, mang đường từ Lào về Việt Nam với giá thành sản xuất thấp đã đánh một “hồi chuông báo động” cho ngành mía đường Việt Nam.