Diện tích cam sành nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha

Đến nay, diện tích cam sành đang bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 2.221ha, với diện tích bị thiệt hại trên 70% khoảng 320ha.
Tuy nhiên, nếu so với thời điểm công bố dịch cách đây hơn 1 năm thì diện tích nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha, trong đó diện tích bị thiệt hại trên 70% đã giảm 1.615ha.
Hiện người dân đã đốn bỏ hơn 3.085ha vườn cây bị bệnh, kể cả 1.666ha đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái khác như chanh không hạt, cam xoàn, cam mật.
Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn Hậu Giang, trong khi dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cam sành chưa thể dập tắt nhưng vì giá trị kinh tế cao nên nhà vườn không bỏ mà trái lại quyết tái sản xuất và trồng mới ngày càng nhiều.
Cụ thể, đã có trên 3.232ha cam sành được trồng mới, riêng huyện Châu Thành là 2.873ha, nâng tổng số diện tích trồng cam sành trên địa bàn Hậu Giang lên con số 9.916ha.
Từ đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh vàng lá gân xanh thời gian qua của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi thả các loài cá truyền thống như trôi, chép, mè nhưng nhờ thay đổi phương pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thí điểm tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất với quy mô 2 ha.

Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.