Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.
Trước đây, việc cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm vào những tháng cao điểm vẫn được đảm bảo vì đa phần người dân nuôi tôm sú, nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt nước cho vuông tôm chỉ từ 2 - 4 giờ/ngày. Vài vụ gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, mạnh nên tình hình cung cấp điện phục vụ nuôi tôm ngày càng khó khăn, các trạm cung cấp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng quá lớn.
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường dày hơn tôm sú rất nhiều nên người nuôi phải sử dụng điện (hoặc máy dầu) chạy quạt nước suốt ngày để đảm bảo được lượng Oxy cho vuông tôm.
Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để xử lý tạm thời tình trạng trên, đơn vị đã tăng cường công suất ở một số trạm bằng chi phí kinh doanh điện. Mặt khác, Công ty Điện lực Sóc Trăng trực tiếp làm việc với khách hàng và đề nghị khách hàng sử dụng điện đúng mục đích ghi trong hợp đồng mua bán điện, phải đúng số lượng thiết bị điện đăng ký nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cục bộ tại các trạm công cộng.
Đây chỉ là giải pháp tình thế vì rất khó quản lý khách hàng sử dụng điện. Về lâu dài, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khu vực trên, phải đầu tư nâng cấp lưới điện với khối lượng và chi phí rất lớn, thời hạn đầu tư nhanh nhất là 8 tháng. Công ty Điện lực Sóc Trăng phải báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Nam để xem xét nếu có vốn mới có thể bố trí triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Khác với không khí tất bật, hồ hởi trong những ngày thu hoạch rộ của những năm trước, vụ hành 2014 nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đối mặt nguy cơ trắng tay vì sự tấn công của sâu bệnh hại hành.

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.

Hơn các cây trồng khác, cây quế là cây trồng khi đến tuổi khai thác có thể tận thu cả vỏ, thân, lá, cành và có giá trị kinh tế cao. Từ những năm 2000, cây quế đã giúp nhiều hộ dân của xã Đại Sảo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) có cuộc sống ấm no, sung túc hơn và đã thật sự là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương này.

Một số hộ tuy đã từng bước chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp nhưng diện tích còn khiêm tốn (khoảng 20 ha) và chỉ quan tâm đến qui trình nuôi tôm bằng sử dụng hoá chất, kháng sinh.

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.