Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải

Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải
Ngày đăng: 10/06/2013

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.

Trước đây, việc cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm vào những tháng cao điểm vẫn được đảm bảo vì đa phần người dân nuôi tôm sú, nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt nước cho vuông tôm chỉ từ 2 - 4 giờ/ngày. Vài vụ gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, mạnh nên tình hình cung cấp điện phục vụ nuôi tôm ngày càng khó khăn, các trạm cung cấp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng quá lớn.

Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường dày hơn tôm sú rất nhiều nên người nuôi phải sử dụng điện (hoặc máy dầu) chạy quạt nước suốt ngày để đảm bảo được lượng Oxy cho vuông tôm.

Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để xử lý tạm thời tình trạng trên, đơn vị đã tăng cường công suất ở một số trạm bằng chi phí kinh doanh điện. Mặt khác, Công ty Điện lực Sóc Trăng trực tiếp làm việc với khách hàng và đề nghị khách hàng sử dụng điện đúng mục đích ghi trong hợp đồng mua bán điện, phải đúng số lượng thiết bị điện đăng ký nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cục bộ tại các trạm công cộng.

Đây chỉ là giải pháp tình thế vì rất khó quản lý khách hàng sử dụng điện. Về lâu dài, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khu vực trên, phải đầu tư nâng cấp lưới điện với khối lượng và chi phí rất lớn, thời hạn đầu tư nhanh nhất là 8 tháng. Công ty Điện lực Sóc Trăng phải báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Nam để xem xét nếu có vốn mới có thể bố trí triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Thạch Thành Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Huyện Thạch Thành Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60-80 triệu đồng.

15/12/2014
Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non

Ông Ngô Quốc Cường, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Trung (H.Cai Lậy), đồng thời cũng là một nông dân trồng sầu riêng, lại cho rằng giá sầu riêng tuột dốc còn có nguyên nhân do sầu riêng chính vụ chuẩn bị thu hoạch, đồng thời sầu riêng Mong Thong của Thái Lan cũng bắt đầu đưa ra thị trường nên “đụng hàng”. Hiện nhà vườn kêu giá 50.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.

15/12/2014
Gạo Xứ Nghệ Bao Giờ Có Thương Hiệu? Gạo Xứ Nghệ Bao Giờ Có Thương Hiệu?

Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.

16/12/2014
Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại

Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.

16/12/2014
Giá Cá Bổi Giảm Mạnh Giá Cá Bổi Giảm Mạnh

Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.

16/12/2014