Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải

Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải
Ngày đăng: 10/06/2013

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.

Trước đây, việc cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm vào những tháng cao điểm vẫn được đảm bảo vì đa phần người dân nuôi tôm sú, nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt nước cho vuông tôm chỉ từ 2 - 4 giờ/ngày. Vài vụ gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, mạnh nên tình hình cung cấp điện phục vụ nuôi tôm ngày càng khó khăn, các trạm cung cấp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng quá lớn.

Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường dày hơn tôm sú rất nhiều nên người nuôi phải sử dụng điện (hoặc máy dầu) chạy quạt nước suốt ngày để đảm bảo được lượng Oxy cho vuông tôm.

Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để xử lý tạm thời tình trạng trên, đơn vị đã tăng cường công suất ở một số trạm bằng chi phí kinh doanh điện. Mặt khác, Công ty Điện lực Sóc Trăng trực tiếp làm việc với khách hàng và đề nghị khách hàng sử dụng điện đúng mục đích ghi trong hợp đồng mua bán điện, phải đúng số lượng thiết bị điện đăng ký nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cục bộ tại các trạm công cộng.

Đây chỉ là giải pháp tình thế vì rất khó quản lý khách hàng sử dụng điện. Về lâu dài, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khu vực trên, phải đầu tư nâng cấp lưới điện với khối lượng và chi phí rất lớn, thời hạn đầu tư nhanh nhất là 8 tháng. Công ty Điện lực Sóc Trăng phải báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Nam để xem xét nếu có vốn mới có thể bố trí triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Các Giải Pháp Chăm Sóc, Thả Nuôi Sò Huyết Mùa Nắng Gắt Tăng Cường Các Giải Pháp Chăm Sóc, Thả Nuôi Sò Huyết Mùa Nắng Gắt

Khảo sát tình hình thực tế sò huyết nuôi ở các bãi sò trên địa bàn tỉnh trong thời gian giữa tháng 4-2014 cho thấy xuất hiện hiện tượng sò huyết chết với tỷ lệ khá cao ở các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh (Ba Tri); sò có dấu hiệu yếu ở xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre).

03/05/2014
Người Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Trên Sông Lục Đầu Giang Người Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Trên Sông Lục Đầu Giang

Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.

17/05/2014
Nuôi Tằm Giúp Nông Dân Xã Ân Hảo Đông Xóa Nghèo Nuôi Tằm Giúp Nông Dân Xã Ân Hảo Đông Xóa Nghèo

Ông Bùi Thanh Sỹ, thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông (Hoài Ân, Bình Định) cho biết: Ngoài làm ruộng, gia đình ông còn trồng 3 sào dâu để lấy lá nuôi tằm. Mỗi tháng cho ra 3 hộp kén, mỗi hộp 40 kg, mỗi tháng lãi ròng hơn 10 triệu đồng.

03/05/2014
Rau, Củ, Quả Bán Tại Ruộng Tăng Giá Rau, Củ, Quả Bán Tại Ruộng Tăng Giá

Nguyên nhân khiến rau ăn lá, quả dịp này tăng là do thời gian vừa qua giá rau liên tiếp giảm sâu, có thời điểm chỉ còn gần 1 ngàn đồng/kg nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng rau ăn lá, ăn quả. Tại một số vùng trồng rau lớn trong tỉnh như: Xuân Lộc, Thống Nhất..., nông dân chuyển sang trồng đậu, bắp...

03/05/2014
“Vua” Lai Tạo Giống Nếp Thơm Đặc Sản “Vua” Lai Tạo Giống Nếp Thơm Đặc Sản

Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.

03/05/2014