Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Bị Quá Tải

Tỉnh Sóc Trăng đang bước vào chính vụ nuôi tôm, Công ty Điện lực tỉnh này đang đối mặt với tình trạng quá tải cung cấp điện do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển quá nhanh.
Trước đây, việc cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm vào những tháng cao điểm vẫn được đảm bảo vì đa phần người dân nuôi tôm sú, nhu cầu sử dụng điện để chạy quạt nước cho vuông tôm chỉ từ 2 - 4 giờ/ngày. Vài vụ gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển nhanh, mạnh nên tình hình cung cấp điện phục vụ nuôi tôm ngày càng khó khăn, các trạm cung cấp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng quá lớn.
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường dày hơn tôm sú rất nhiều nên người nuôi phải sử dụng điện (hoặc máy dầu) chạy quạt nước suốt ngày để đảm bảo được lượng Oxy cho vuông tôm.
Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để xử lý tạm thời tình trạng trên, đơn vị đã tăng cường công suất ở một số trạm bằng chi phí kinh doanh điện. Mặt khác, Công ty Điện lực Sóc Trăng trực tiếp làm việc với khách hàng và đề nghị khách hàng sử dụng điện đúng mục đích ghi trong hợp đồng mua bán điện, phải đúng số lượng thiết bị điện đăng ký nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cục bộ tại các trạm công cộng.
Đây chỉ là giải pháp tình thế vì rất khó quản lý khách hàng sử dụng điện. Về lâu dài, để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các khu vực trên, phải đầu tư nâng cấp lưới điện với khối lượng và chi phí rất lớn, thời hạn đầu tư nhanh nhất là 8 tháng. Công ty Điện lực Sóc Trăng phải báo cáo về Tổng Công ty Điện lực miền Nam để xem xét nếu có vốn mới có thể bố trí triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Anh Ba Hùng (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trồng 4,5 công (1.000m2/công) đậu bắp, trong đó có 2,5 công trồng xen ớt. Nhờ cần cù chăm chỉ, biết áp dụng kỹ thuật canh tác mới, lại thêm đậu bắp và ớt được giá nên vụ rẫy này hứa hẹn cho thu lãi khá.

Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…
Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.

Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.

Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.